1001 chuyện đi chợ hộ dân ở TP. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tất bật lo cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Đi chợ hộ" cho 9,4 triệu dân TP.HCM là việc làm chưa có trong tiền lệ. Tổ hậu cần, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện, công an, quân đội được tăng cường tại địa phương sẽ tham gia đi chợ hộ với tần suất 1 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến từng hộ dân.

Phiếu đăng ký đi chợ hộ tại quận Gò Vấp. Ảnh: B.D
Phiếu đăng ký đi chợ hộ tại quận Gò Vấp. Ảnh: B.D
"Đi chợ" qua Zalo, mã QR
Chị Thanh Bình (phường 7, quận Bình Thạnh) vừa đăng ký combo thịt, rau trị giá 150.000 đồng cho nhóm "đi chợ hộ dân". Chị cho biết, khu chung cư của chị có nhóm Zalo thông báo cụ thể thời gian, giá tiền từng combo thực phẩm. Chung cư của chị được đăng ký mua hàng 2 ngày/tuần vào thứ 4 và thứ 7. Sau khi người dân đăng ký, ban quản lý chung cư sẽ tổng hợp gửi tổ dân phố, khu phố và chuyển lên phường.
"Phường sẽ đặt hàng và nhận từ siêu thị, sau đó chuyển xuống tổ dân phố, khu phố và ban quản lý sẽ giao hàng và thu tiền theo hóa đơn của siêu thị" - chị Bình nói.
Trong thông báo chị Bình nhận được, ngoài danh mục hàng hóa đi chợ giúp dân, có tất cả 27 loại hàng hóa thiết yếu từ gia vị, hạt niêm, mì gói, gạo đến đồ dùng vệ sinh... Còn các loại thịt cá, rau củ, người dân sẽ lựa chọn theo 6 combo với mức giá từ 150.000-250.000 đồng/combo.
"Combo 150.000 đồng gồm 500 gram đùi gà CP, 300 gram thịt đùi, bí xanh, bắp cải, dưa leo; Combo 250.000 đồng gồm 500 gram thịt ba rọi, 500 gram đùi gà góc tư CP, chả cá basa, bắp cải, rau muống, dưa leo, bí đỏ" - chị Bình nói thêm.
Tại phường 13, quận Tân Bình, chính quyền địa phương thông báo sẽ phát phiếu đi chợ giúp người dân 1 tuần/lần. 14h chiều, phường sẽ gửi phiếu đến khu phố để chuyển đến người dân đăng ký đi chợ. 14h chiều hôm sau sẽ nhận lại phiếu từ khu phố (kẹp phiếu theo Tổ dân phố). Căn cứ theo thông tin đặt hàng từ hộ dân, siêu thị sẽ tổng hợp và giao hàng theo khu vực đến từng hộ gia đình và thu tiền, đại diện phường 13 cho hay.
Tại phường 5, quận 3, người dân được đăng ký đi chợ qua quét mã QR. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các combo rau, thịt, gia vị… cho người dân lựa chọn.
Theo ông Trần Quốc Hưng, phường Linh Trung (TP.Thủ Đức) cũng đang triển khai "đi chợ giúp dân" do tổ hậu cần địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện hỗ trợ. Khi người dân đăng ký mua hàng, sẽ có 8 gói "combo", giá từ 150.000-500.000 đồng, gồm các mặt hàng cần mua để người dân có nhiều sự lựa chọn, giá đã được liên hệ với siêu thị từ trước.
Sau khi đăng ký, người dân sẽ đợi và có đội giao hàng mang đến tận nhà. Đội "đi chợ giúp dân" hoạt động từ 7h sáng đến 17h chiều mỗi ngày. Mỗi người dân được hỗ trợ 2 lần mua/tuần. Mỗi ngày, phường Linh Trung "đi chợ giúp dân" trung bình 40 đơn.

Người dân phường 5, quận 3 đăng ký đi chợ qua mã QR. Ảnh: B.D
Người dân phường 5, quận 3 đăng ký đi chợ qua mã QR. Ảnh: B.D
Tất bật lo cho dân
Sáng sớm, chiếc xe tải vừa chờ tới cổng UBND phường 5, quận 5, từ Chủ tịch đến phó Chủ tịch phường, cán bộ các mảng, dân quân phường, công an, bộ đội "ùa ra" tham gia đưa rau từ xe xuống trước trụ sở, với cà chua, cải thảo, hành sả, bí đỏ… và đủ thứ rau tươi rói khác được chuyển từ tỉnh Lâm Đồng về hỗ trợ TP.HCM chống dịch.
Người thì khuân đồ, người phụ nhặt bỏ rau hư, chọn phần ngon còn lại để cán bộ nữ chia thành từng phần nhỏ. Bà Lê Ngọc Dung - Chủ tịch UBND phường 5 - chạy đi chạy lại như con thoi, hết bưng rau giao cho các tổ trưởng dân phố tới nhận giải quyết điện thoại chỉ đạo các hoạt động của phường.
Tại phường Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), từ sáng sớm, lực lượng thanh niên tình nguyện và cán bộ đã chuẩn bị sẵn xe và lộ trình sẵn sàng đưa thực phẩm đến cho người dân trên địa bàn. Số lượng đơn đặt hàng nhiều nên công tác điều phối người giao hàng cũng tất bật từ sáng sớm. Lực lượng thanh niên tình nguyện chịu trách nhiệm vận chuyển những đơn hàng về từng khu phố, tại đây sẽ có tổ công tác chịu trách nhiệm giao đồ đến từng nhà dân.
Là lực lượng chính "đi chợ hộ" cho người dân, những nhóm thanh niên tình nguyện, bộ đội trong những ngày này sẽ làm nhiệm vụ shipper mỗi ngày đến từng tổ, khu phố hoặc đến tận nhà dân. Từ sáng cùng ngày, phường nhận được thông báo đã chốt được vài chục đơn hàng và yêu cầu shipper đến lấy thực phẩm để tiếp tục duyệt những đơn hàng khác. Đến hơn 10 giờ, các shipper cũng bắt đầu tủa đi phân chia đơn hàng.
Bà Nguyễn Thị Thùy Hương - Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh - khi vừa chốt giao vài chục đơn hàng lại tiếp tục "đánh xe" đến GiGamall nhận thêm 18 đơn hàng của bà con đặt mua từ trước. Bà Hương nói, số lượng đơn hàng người dân đặt đã hơn 500 đơn, phường và đơn vị cung ứng sẽ không kịp giải quyết hết số đơn nhưng sẽ cố gắng mua hộ vài trăm đơn mỗi ngày.

Phân chia các túi thực phẩm cho người dân phường 5, quận 3. Ảnh: B.D
Phân chia các túi thực phẩm cho người dân phường 5, quận 3. Ảnh: B.D
Chuyến đi chợ với 18 đơn hàng nhưng số lượng thực phẩm mỗi đơn từ vài trăm đến cả triệu đồng cũng làm nhóm đi chợ hộ phải loay hoay sắp xếp một lúc lâu. Các đơn hàng chủ yếu là rau, củ, quả, dầu ăn, gạo và sữa. Ngoài những mặt hàng này, nhóm "đi chợ hộ" còn hỗ trợ mua tã, đồ dùng cho trẻ em khi nhận được cuộc gọi từ người dân.
Bà Hương cho biết, việc đi chợ giúp dân là một trong nhiều nội dung được phường đặc biệt quan tâm. Công việc này cần được đảm bảo xuyên suốt trong thời gian tăng cường chống dịch để người dân an tâm ở nhà.
Theo kế hoạch, phường phổ biến đường link (hoặc mã QR) đến người dân. Sau đó, người dân điền thông tin cá nhân và những thực phẩm (có hơn 80 danh mục) do phường đưa ra. Ngoài ra, người dân có thể ghi thêm những nhu yếu phẩm cần thiết không nằm trong danh mục cũng như thông tin cần lưu ý khi giao thực phẩm.
Mặc dù mỗi quận huyện có một cách thực hiện khác nhau nhưng tất cả đều cùng chung một mục tiêu không để dân đói trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội.
Theo ông Phạm Đức Hải - Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, mỗi ngày, tổ cung ứng hàng hóa của các địa phương đã tổ chức "đi chợ hộ" cho khoảng 20% hộ dân có nhu cầu với nhiều mô hình, cách làm linh hoạt, giá dao động từ 100.000 đồng - 500.000 đồng để người dân lựa chọn.
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

https://danviet.vn/1001-chuyen-di-cho-ho-dan-o-tphcm-bai-3-tat-bat-lo-cho-dan-2021082618192326.htm

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.