Sài Gòn giãn cách nhưng không… xa cách: Tình người luôn lấp lánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua 6 ngày, thành phố đông dân nhất nước đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Sài Gòn giãn cách, tình người luôn hiển hiện, nhất là những người trẻ có những hành động đong đầy yêu thương...
 
Anh Phan Công Khanh chuẩn bị 10.000 phần quà với giá trị 3 tỉ đồng để trao cho những người khó khăn. Ảnh: NVCC
Anh Phan Công Khanh chuẩn bị 10.000 phần quà với giá trị 3 tỉ đồng để trao cho những người khó khăn. Ảnh: NVCC
Suốt một tháng qua, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM, cũng là lúc Phan Công Khanh (27 tuổi, ở xã Phong Phú, H.Bình Chánh) đi khắp những nơi bị phong tỏa, cách ly để tặng quà cho những người yếu thế, những mảnh đời khó khăn khi Sài gòn phải giãn cách xã hội.
Nghĩa đồng bào
Chàng trai quê ở Bến Tre này đã chuẩn bị 10.000 phần quà, bao gồm những nhu yếu phẩm như: gạo, nước tương, mì gói, sữa... với tổng giá trị lên đến 3 tỉ đồng từ tiền cá nhân.
“Hiện mình đã trao được 5.000 phần quà và sẽ tiếp tục trao trong thời gian tới. Đặc biệt, hướng đến bà con cơ nhỡ, những người ở khu cách ly, phong tỏa”, anh Khanh chia sẻ và cho biết thêm: “Dẫu không sinh ra ở Sài Gòn, nhưng miền đất này là nơi mình đang sinh sống và làm việc, là quê hương thứ hai, nên mình muốn góp sức giúp đỡ mọi người”.
Chuyện của anh Khanh chỉ là một trong vô vàn câu chuyện nghĩa tình khi Sài Gòn đang trong giai đoạn bị dịch giã hoành hành. Tình người luôn lấp lánh ở thành phố này. Nghĩa đồng bào vẫn luôn hiển hiện một cách tự nhiên như hơi thở.
Anh Nguyễn Ngọc Tâm (39 tuổi, ở TP.Thủ Đức) cho biết quê ở Quảng Ngãi, anh chọn Sài Gòn là nơi lập nghiệp. Thành phố phương Nam này cho anh được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Sài Gòn bị “ốm” đã khiến anh nghẹn ngào.
“Người Sài Gòn hào sảng và giàu lòng thương người. Ở Sài Gòn, mình cũng được đức tính ấy. Bao đợt thiên tai đày đọa khắp các tỉnh thành, người Sài Gòn mở lòng giúp đỡ. Thế nên khi Sài Gòn đang gồng mình trước dịch bệnh, mình cùng nhóm bạn thân xuất phát từ tâm cũng như dựa vào khả năng để mỗi người một tấm lòng, chung tay góp sức giúp đỡ người dân không có cơm ăn áo mặc, những ai đang ở những điểm nóng của dịch... có thể vơi đi những cơ cực”, anh Tâm kể.
Trong những đợt dịch căng thẳng bủa vây, anh Tâm cùng 5 người bạn trong nhóm SRDD đã ủng hộ hàng ngàn phần quà, nào gạo, nào rau... cho người dân. Để không một ai bị bỏ lại phía sau trong thời dịch giã, anh Tâm cùng bạn bè lặn lội xông pha đến khắp các quận, huyện xa như Bình Tân, Hóc Môn…, vì cho rằng những nơi ấy người dân lao động nhiều hơn, khó khăn hơn.
“Mình tin Sài Gòn giãn cách nhưng không... xa cách. Khi rất nhiều người trẻ cũng đã và đang hướng về Sài Gòn với những yêu thương đong đầy. Mình tin chắc Sài Gòn sẽ nhanh chóng hồi phục. Covid-19 nhất định bị đẩy lùi”, anh Tâm kể tiếp.
 
MC - diễn viên Đại Nghĩa đi trao rau củ quả cho người dân Sài Gòn ở những khu phong tỏa, cách ly
MC - diễn viên Đại Nghĩa đi trao rau củ quả cho người dân Sài Gòn ở những khu phong tỏa, cách ly
Người dân ở đường Phan Văn Hớn (Q.12), Cống Lở (Q.Tân Bình) hay gần Bệnh viện Phục hồi chức năng Q.8 từng xúc động khi thấy những điểm tặng bánh mì chay. Đó là ý tưởng của MC - diễn viên Đại Nghĩa mong giúp người dân qua được cơn đói trong những ngày dịch giã.
Mong Sài Gòn “mau khỏe”
Chị Lê Thu Chuyên (ở Đắk Ha, H.Đắk Glong, Đắk Nông) rưng rưng chia sẻ: “Sài Gòn ơi! Lúc an yên, Đắk Ha đã nhận được nhiều sẻ chia từ các bạn, cả vật chất lẫn tình thương. Nay Sài Gòn đang oằn mình chống dịch, xin hãy nhận từ Đắk Ha chút xíu chia sẻ. Mong dịch bệnh sớm qua mau”. “Chút xíu chia sẻ” mà chị Chuyên và những người bạn gửi đến TP.HCM như tri ân thành phố này, đó là những chuyến xe chất đầy rau củ quả cho người dân.
Trong những ngày này, anh Trần Quốc Toản, Giám đốc Công ty cổ phần Vietcorp, cùng các thành viên trong nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn (PUN Sài Gòn) tất bật với công việc chuyên chở các nhu yếu phẩm, thực phẩm cần thiết đến các nơi mà người dân đang cần. Có những lần, nhóm đến khắp các tỉnh, thành như Lâm Đồng, Tiền Giang... để mang những món quà mà người dân ở những địa phương này gửi để “tiếp sức cho Sài Gòn”.
Anh Toản tâm sự: “Anh em mỗi người một quê đến với Sài Gòn và được Sài Gòn thương yêu, bảo bọc. Mỗi người nay cũng đã có cơ ngơi riêng, cửa hàng, công ty, nhà máy… Giờ đây Sài Gòn “ốm nặng”, anh em ngoài việc chu toàn cho nhân viên xong là nhanh chóng cùng chung tay PUN Sài Gòn mang nhu yếu phẩm thiết yếu, thực phẩm, những phần cơm đến với bà con đang bị cách ly, phong tỏa. Mỗi người một tay cùng chung góp sức mong cho Sài Gòn mau “khỏe mạnh” trở lại”.
Và còn thật nhiều những câu chuyện, những hoạt động sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau thể hiện tấm lòng nhân ái, nghĩa tình của mọi người trong thời điểm Sài Gòn giãn cách để cùng nhau vững tâm vượt qua khó khăn mùa dịch. Hy vọng rằng tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà mọi người cùng đang hướng về TP.HCM sẽ như là liều vắc xin giúp thành phố này nhanh chóng vượt qua Covid-19.
Theo Phan Xuân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...