Sài Gòn giãn cách nhưng không… xa cách: Ở nhà trồng cây, đấu giá giúp người khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong thời điểm giãn cách xã hội vì dịch, trồng cây tại nhà là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Điều đặc biệt, có người còn mang thành quả trồng được đấu giá để gây quỹ giúp đỡ những người dân khó khăn bị ảnh hưởng trong dịch bệnh Covid-19.

Thủy rất hạnh phúc khi trồng cây vừa giúp cô thoải mái tâm lý hơn trong mùa dịch mà còn có thể quyên góp để hỗ trợ người khó khăn. ẢNH: NVCC
Thủy rất hạnh phúc khi trồng cây vừa giúp cô thoải mái tâm lý hơn trong mùa dịch mà còn có thể quyên góp để hỗ trợ người khó khăn. ẢNH: NVCC
Cả hội trồng cây cùng đấu giá
Cách đây không lâu, sau khi bài viết Mùa giãn cách ở nhà ngắm vườn hoa mười giờ đẹp ngất ngây trên sân thượng được đăng trên Thanh Niên, chị Nguyễn Thị Luyến (Q.Bình Tân, TP.HCM), chủ nhân vườn hoa mười giờ này, đã nhắn cho người viết: “Nhờ có bài viết mà mình gửi hình chậu hoa mười giờ lên nhóm trồng cây để đấu giá gây quỹ ủng hộ bà con có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch, được rất nhiều người ủng hộ, mà ủng hộ với giá cao nữa. Từ giờ, mình sẽ sử dụng vườn hoa mười giờ của mình để gây quỹ ủng hộ người khó khăn”.

Do đợt dịch lần này kéo dài khá lâu và phức tạp, mình đi đường thấy nhiều người lao động nghèo sống khá chật vật nên rất muốn mang cây tham gia đấu giá, ủng hộ người dân nghèo ký gạo, thùng mì để cùng nhau vượt qua mùa dịch

NGUYỄN ĐỨC THUẬN (chuyên trồng các loại bonsai, ngụ tại Q.10, TP.HCM)

Nhờ những chia sẻ này, người viết biết được có một cách làm rất hay và vô cùng ý nghĩa mà những người mê trồng cây trong mùa dịch đã và đang thầm lặng làm cho cộng đồng.
Chủ nhân của ý tưởng này là anh Phan Hữu Lễ (trú tại Q.Tân Phú, TP.HCM), thành viên Ban quản trị của nhóm Vườn Xinh Sài Gòn. Ý tưởng nảy sinh từ một đêm trằn trọc không ngủ được vì thương thành phố đang gồng mình chống chọi với dịch bệnh, thương những người dân lao động nghèo càng thêm khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Sau đó, anh Lễ bàn với các thành viên trong nhóm để lên ý tưởng làm một việc gì đó giúp ích cho cộng đồng.
“Cũng như bao người khác, thấy bà con lao động ở TP.HCM khổ do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cảm thấy xót lòng và muốn làm điều gì đó. Sẵn nhóm Vườn Xinh Sài Gòn, là một nhóm với mục đích lan tỏa niềm đam mê gieo trồng tại thành phố với gần 7.000 thành viên cùng đam mê nên anh em thống nhất tổ chức đấu giá cây trực tuyến và quyên góp quỹ hỗ trợ người khó khăn”, anh Lễ chia sẻ.
Ban quản trị đã khởi xướng đấu giá và may mắn chạm được trái tim nhân ái của rất nhiều hội viên cùng ủng hộ tham gia. Theo đó, hội viên nào có cây gì muốn đấu giá thì cứ chụp hình hoặc quay clip và đăng bài với giá khởi điểm, thời gian chốt giá, địa điểm giao nhận… Sau khi chốt thì chuyển tiền vào quỹ qua chuyển khoản, thủ quỹ của hội sẽ xác nhận thì tiến hành giao cây.
"Đến ngày 9.7, tổng quỹ quyên góp, đấu giá là hơn 120 triệu đồng. Với nguồn quỹ này, nhóm đã phát thành công 2 đợt quà với hơn 200 phần quà, mỗi phần trị giá 300.000 đồng, bao gồm 10 kg gạo, 1 thùng mì tôm, 100.000 đồng tiền mặt và một vài nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người dân khó khăn. Hiện tại, nhóm dự kiến phát đợt 3 tại các khu phòng trọ của lao động nghèo bị phong tỏa và người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong mùa giãn cách", anh Lễ cho biết.

Sau khi mọi người góp cây bán đấu giá trực tuyến, tiền quyên góp được sẽ dùng mua những nhu yếu phẩm tặng người khó khăn
Sau khi mọi người góp cây bán đấu giá trực tuyến, tiền quyên góp được sẽ dùng mua những nhu yếu phẩm tặng người khó khăn
Giúp được nhiều người khó khăn
Sau khi đấu giá được kha khá tiền để giúp đỡ người dân từ chính vườn hoa mười giờ trên sân thượng của mình, chị Luyến hạnh phúc chia sẻ: “Vườn hoa mình trồng tuy chỉ là một loại hoa dại, dễ trồng nhưng muốn có hoa to, đẹp và lâu tàn, phải biết cách trồng. Khi ra chậu đẹp như ý, mình rất vui và hạnh phúc, nhất là trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này. Cùng lúc đó thì mình thấy phát động quyên góp đấu giá gây qũy ủng hộ người khó khăn, mình liền tham gia bằng thành quả do chính niềm đam mê và công sức của mình làm ra. Thật không ngờ, có một ngày mình làm được điều có ích cho cộng đồng từ chính đam mê trồng cây”.
Đào Minh Thủy (28 tuổi, ngụ tại Q.Gò Vấp, TP.HCM) mặc dù cũng chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng khi biết đến hoạt động hữu ích này, cô nàng cũng không ngần ngại tham gia.
“Mình thuê phòng trọ ở Q.Gò Vấp nên từ khi bị phong tỏa, mình cũng gặp khó khăn do phải nghỉ làm. Nhiều khi thấy những người rất khó khăn vì dịch nhưng tài chính mình không có, ăn uống cũng phải dè sẻn nên không chia sẻ được với mọi người. Chính vì thế, khi thấy Vườn Xinh Sài Gòn phát động chương trình này, mình thích lắm, sẵn có mấy cây ớt và mấy chậu rau thơm, mình liền đăng lên đấu giá. Thế mà cũng được kha khá tiền góp vào quỹ để hỗ trợ người dân, mình mừng quá chừng”, Thủy bày tỏ.
Thủy cho biết vì dịch ở nhà không biết làm gì nên với ban công khoảng chừng 3 m2 của phòng trọ, Thủy trồng rất nhiều loại cây khác nhau, vừa tạo niềm vui tinh thần, vừa có rau sạch ăn trong mùa dịch. Nhưng Thủy chưa bao giờ ngờ rằng có một ngày, việc trồng rau của mình cũng có thể giúp được cho người khó khăn trong mùa dịch.
“Đợt này mình trồng thêm nhiều hoa. Mỗi ngày ra vườn nhỏ thấy hoa nở, lòng nhẹ nhàng và thoải mái bắt đầu ngày mới, không bị áp lực tâm lý vì dịch bệnh nhiều nữa. Từ khi biết đến hoạt động ý nghĩa này, mình còn tranh thủ trồng thêm nhiều hơn nữa, để sắp tới tiếp tục mang đi đấu giá ủng hộ vào quỹ. Dù sức mình nhỏ bé, nhưng người mê trồng cây thì nhiều, tất cả mọi người cùng góp một chút thì sẽ làm được việc lớn”, Thủy đặt nhiều hy vọng.
Nguyễn Đức Thuận (34 tuổi, ngụ tại Q.10, TP.HCM) chuyên về các loại bonsai để bàn và trồng hoa trên sân thượng, nên khi biết đến hoạt động này, anh cũng tham gia góp đấu giá 2 cây linh sam, 2 cây hồng ngọc mai và nhiều cây lá gấm nhỏ.
Cũng giống nhiều bạn trẻ khác, khi tham gia vào chiến dịch đấu giá này, anh Thuận rất hạnh phúc vì niềm đam mê của mình có thể giúp ích được cho mọi người trong thời điểm dịch bệnh: “Do đợt dịch lần này kéo dài khá lâu và phức tạp nên thành phố phải giãn cách thời gian khá dài. Mình đi đường thấy nhiều người lao động nghèo sống khá chật vật nên rất muốn mang cây tham gia đấu giá, ủng hộ người dân nghèo ký gạo, thùng mì để cùng nhau vượt qua mùa dịch”.
Theo Nữ Vương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.