Chư Sê: Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức, mô hình đa dạng.
Bà Rah Lan H’Thanh-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê-cho biết: Toàn huyện có hơn 20.000 hội viên, phụ nữ, đa số sinh sống bằng nghề nông và kinh doanh dịch vụ. Do vậy, chị em rất cần được hỗ trợ vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán và phát triển các ngành nghề truyền thống. Hàng năm, Hội đều xây dựng kế hoạch theo dõi, giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo bằng nhiều hình thức như: tín chấp vay vốn, giúp đỡ ngày công, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cách chi tiêu hợp lý trong gia đình. 
Tính đến nay, các cơ sở Hội đã đứng ra tín chấp cho 3.000 hội viên, phụ nữ nghèo vay hơn 94 tỷ đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ tư liệu sản xuất, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện còn hỗ trợ nhiều hộ vay vốn lãi suất thấp để mua cây, con giống, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Từ “Quỹ đồng hành cùng phụ nữ nghèo” tặng 42 con bò, 87 con heo, 52 con dê với tổng số tiền trên 500 triệu đồng cho 138 cho chị em phụ nữ nghèo. 
Kết quả, trong 5 năm qua đã có 96 hội viên thoát nghèo. Các cấp hội duy trì 23 Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm từ 5-10 triệu đồng” với số tiền hơn 600 triệu đồng cho 40 hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Hội còn vận động hội viên xây mới 5 ngôi nhà tình thương, sửa chữa 4 căn nhà, tặng phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với kinh phí  268 triệu đồng.
4. Chị em phụ nữ thị trấn Chư Sê trao đổi kinh nghiệm cải tạo vườn tạp để nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
Chị em phụ nữ thị trấn Chư Sê trao đổi kinh nghiệm cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế gia đình.
1.Phong trào “Phụ nữ Chư Sê với hũ gạo tiết kiệm của Bác” được chị em hưởng ứng và tham gia tích cực với 1.915 hũ gạo và 3.715 con heo đất.
Phong trào “Phụ nữ Chư Sê với hũ gạo tiết kiệm của Bác” được chị em hưởng ứng và tham gia tích cực với 1.915 hũ gạo và 3.715 con heo đất (ảnh chụp tháng 4-2021).
2.Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Blang hỗ trợ phân bón cho phụ nữ nghèo tại làng Nhă.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Blang hỗ trợ phân bón cho phụ nữ nghèo tại làng Nhă.
5.Nhiều hội viên, phụ nữ ở Chư Sê đã được hỗ trợ sinh kế bằng con giống, cây giống, phương tiện lao động, sản xuất để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nhiều hội viên, phụ nữ ở Chư Sê đã được hỗ trợ sinh kế bằng con giống, cây giống, phương tiện lao động, sản xuất để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
6.Gia đình chị Siu Bien (làng Nhă, xã Ia Blang) được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ 100 con vịt để nuôi. Ngoài ra, gia đình còn chăm sóc 0,3 ha cà phê, 6 con bò và 2 sào lúa… Đến nay, cuộc sống của gia đình chị đã ổn định hơn trước nhiều.
Gia đình chị Siu Bien (làng Nhă, xã Ia Blang) được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ 100 con vịt để nuôi. Ngoài ra, gia đình còn chăm sóc 0,3 ha cà phê, 6 con bò và 2 sào lúa… Đến nay, cuộc sống của gia đình chị đã ổn định hơn trước nhiều.
8.Chị em, phụ nữ làng Nhă (xã Ia Blang) đóng góp quỹ hỗ trợ hội viên nghèo.
Chị em, phụ nữ làng Nhă (xã Ia Blang) đóng góp quỹ hỗ trợ hội viên nghèo.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.