Xây dựng nông thôn mới ở Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các thôn làng trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình tấm áo mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao.

 

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, đồng bào các dân tộc ở huyện Đak Pơ đã đồng lòng chung sức cùng nhà nước xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng bào các dân tộc ở huyện Đak Pơ đã đồng lòng, góp sức cùng nhà nước làm đường giao thông.

Năm 2010, khi bắt tay triển khai xây dựng nông thôn mới, qua rà soát, trong 7 xã của huyện Đak Pơ thì có 1 xã đạt 11/19 tiêu chí, 6 xã còn lại chỉ đạt 2-6 tiêu chí. Trước thực tế đó, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở xác định phải tập trung tuyên truyền, vận động để mọi người dân đều biết, hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác chung tay, góp sức cùng địa phương thực hiện.

Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đak Pơ là hơn 848 tỷ đồng. Người dân trong huyện cũng đã đóng góp hơn 13 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới.

Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để vươn lên thoát nghèo.


Đến nay, 7/7 xã có điện lưới quốc gia, 80% xã có chợ nông thôn đạt chuẩn, 98% hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Toàn huyện có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Hà Tam, Cư An, Tân An và Phú An. Huyện đang triển khai xây dựng nông thôn mới tại các làng Jun (xã Yang Bắc), Groi (xã Ya Hội), Bung Bang Hven (xã Yang Bắc), Kuk Kôn (xã An Thành) và làng Đê Chơ Gang (xã Phú An).

 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đak Pơ.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Làng Kuk Kôn (xã An Thành) ngày càng khởi sắc. Đời sống của 117 hộ dân được cải thiện, bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo.
Làng Kuk Kôn (xã An Thành) ngày càng khởi sắc. Đời sống của 117 hộ dân được cải thiện, bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo.
Chị Đinh Thị Dậy (làng Kuk Kôn, xã An Thành) phấn khởi cho biết: “Nhờ nuôi bò lai mà gia đình đã thoát nghèo. Cách đây 2 năm, gia đình chị đã dành dụm làm được ngôi nhà mới khang trang, trị giá hơn 200 triệu đồng và mua sắm vật dụng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy…”.
Chị Đinh Thị Dậy (làng Kuk Kôn, xã An Thành) phấn khởi cho biết: “Nhờ nuôi bò lai mà gia đình tôi đã thoát nghèo. Cách đây 2 năm, gia đình đã dành dụm làm được ngôi nhà mới khang trang, trị giá hơn 200 triệu đồng và mua sắm vật dụng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy…”.
Ông Đinh Pai (bìa phải; Thôn trưởng Kuk Đak, xã An Thành) chia sẻ: “Nhờ chương trình nông thôn mới, bà con dân làng đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đem lại thu nhập cao. Trong làng giờ không còn tình trạng mất an ninh trật tự, bà con chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống”.
Ông Đinh Pai (bìa phải; Thôn trưởng Kuk Đak, xã An Thành) chia sẻ: “Nhờ chương trình nông thôn mới, bà con dân làng đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đem lại thu nhập cao. Trong làng hiện không còn tình trạng mất an ninh trật tự, bà con chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống”.
Chị Đinh Thi Đắp (làng Kuk Đak, xã An Thành) cho hay: Nhờ chăm chỉ làm kinh tế, cuối năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo và dành dụm được hơn 100 triệu xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố.
Chị Đinh Thi Đắp (làng Kuk Đak, xã An Thành) cho hay: Nhờ chăm chỉ làm ăn, cuối năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo và dành dụm được hơn 100 triệu xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).
Những cuộc đời ven kênh

Những cuộc đời ven kênh

Từ bao đời nay, trên các nhánh sông Sài Gòn từng có những xóm làng ven kênh, họ sống đời cha nối tiếp đời con. Đó là những xóm kênh hay dân bờ kè gắn liền với cuộc đời và số phận thăng trầm cùng các dòng sông, bờ kênh của thành phố...
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trái tim những người từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia vẫn luôn hướng về vùng đất Đức Cơ-nơi tiễn các anh đi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và cũng là nơi đón các anh trở về với đất mẹ. Và, ở miền biên viễn này còn có bao đồng đội đang yên giấc vĩnh hằng.

Người của biển khơi

Người của biển khơi

Cứ mỗi lèo biển đánh được nhiều cá, anh lập tức nhớ ngay tọa độ, ngày tháng đánh bắt, đêm có trăng hay không trăng, dòng hải lưu thế nào... để mùa sau, năm sau quay trở lại đánh bắt