Thoát nghèo nhờ vay vốn chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Từ năm 2016 đến nay, tổng dư nợ từ các chương trình chính sách trên địa bàn huyện Chư Pưh đạt hơn 280 tỷ đồng, trong đó, dư nợ hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Đây là một nguồn lực lớn tiếp sức cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chăm lo phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh-cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, chúng tôi đã cho 2.481 lượt hộ vay vốn với tổng dư nợ 86 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo hơn 8 tỷ đồng; dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo 30 tỷ đồng; dư nợ cho vay hộ cận nghèo 21,06 tỷ đồng; dư nợ cho vay giải quyết việc làm 8,9 tỷ đồng và dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 19,8 tỷ đồng; giải quyết cho hộ dân vay xây dựng 7.515 công trình nước sinh hoạt và nhà vệ sinh…”.
1.Nhiều gia đình ở huyện Chư Pưh vươn lên thoát nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi.
Nhiều gia đình ở huyện Chư Pưh vươn lên thoát nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi.
2+3. Mấy năm trước, cuộc sống gia đình chị Rah Lan H’Runik (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) rất khó khăn. Năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để mua 4 con bò, 6 con dê, 14 con heo về nuôi. Đến nay, gia đình chị H’Runik đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay tiếp 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Hiện nay, hộ chị H’Runik đã thoát nghèo; bình quân mỗi năm có thu nhập từ 60-70 triệu đồng.
Mấy năm trước, cuộc sống gia đình chị Rah Lan H’Runik (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) rất khó khăn. Năm 2015, chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để mua 4 con bò, 6 con dê, 14 con heo về nuôi. Đến nay, gia đình chị H’Runik đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay tiếp 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Hiện nay, gia đình chị H’Runik đã thoát nghèo; bình quân mỗi năm có thu nhập từ 60-70 triệu đồng.

Tương tự, chị Rah Lan H’Hay (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) cũng vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để chăn nuôi bò. Đầu năm 2021, chị bán bò được gần 40 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1 ha cà phê và nuôi 5 con dê. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 50-60 triệu đồng.
Chị Rah Lan H’Hay (làng Ia Khưng, xã Chư Dôn) cũng vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để chăn nuôi bò. Đầu năm 2021, chị bán bò được gần 40 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1 ha cà phê và nuôi 5 con dê. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 50-60 triệu đồng.

6.Đầu năm 2021, gia đình anh Y Blim (làng Hrai Dong, thị trấn Nhơn Hòa) được vay 50 triệu vốn giải quyết việc làm nuôi 14 con dê để thoát nghèo. Anh Blim ho biết:
Đầu năm 2021, gia đình anh Y Blim (làng Hrai Dong, thị trấn Nhơn Hòa) được vay 50 triệu vốn giải quyết việc làm nuôi 14 con dê để thoát nghèo. Anh Y Blim ho biết: "Tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để dê khỏe mạnh, đẻ nhiều, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ".

7. Chị rah Lan H’Na-Tổ trưởng tổ tiết kiệm làng Ia Khưng, xã Chư Dôn-cho hay: “Hiện nay, chị quản lý khoảng 39 hộ vay, tổng số dư nợ hơn 1,8 tỷ đồng. Bà con dân làng vay tiền dùng để mua bò, dê…, qua đó giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.
Chị Rah Lan H’Na-Tổ trưởng tổ tiết kiệm làng Ia Khưng, xã Chư Dôn-cho hay: “Hiện nay, chị quản lý khoảng 39 hộ vay, tổng số dư nợ hơn 1,8 tỷ đồng. Bà con dân làng vay tiền dùng để mua bò, dê…, qua đó giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.

8.Năm 2013, ông Kpă Khiết (Plei Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa) đã mạnh dạn vay vốn giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng gần 100 cây mít, 120 cây ổi và 100 cây sầu riêng. Vườn cây ăn quả này hiện cho lợi nhuận mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Năm 2013, ông Kpă Khiết (Plei Kly Phun, thị trấn Nhơn Hòa) đã mạnh dạn vay vốn giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng gần 100 cây mít, 120 cây ổi và 100 cây sầu riêng. Vườn cây ăn quả này hiện cho nguồn thu mỗi năm trên 100 triệu đồng.

9.Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả với người dân trên địa bàn.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả với người dân trên địa bàn.

10.Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh-cho biết: “Thời gian qua, nguồn vốn vay từ Ngân hang CSXH được người dân sử dụng nguồn vốn chủ yếu vào mua cây con giống, vật nuôi để tăng năng suất và hiệu quả trong lao động. Từ đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
Ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh-cho biết: “Thời gian qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH được người dân sử dụng hiệu quả, chủ yếu dùng để mua cây con giống, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).