Trở lại Điện Biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ký ức Điện Biên vẫn vẹn nguyên, sâu đậm trong người lính Bộ đội Cụ Hồ và người dân Điện Biên, trong cỏ cây, đất đai, trong linh khí đất trời, trong điệu mùa xòe mừng chiến thắng...

 

Điện Biên ngày tôi trở lại ngỡ như vẫn gặp Điện Biên cách đây 67 năm quân và dân ta làm nên chiến thắng chấn động địa cầu.

 

Chiều 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đánh dấu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. (Ảnh tư liệu)
Chiều 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đánh dấu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. (Ảnh tư liệu)


Có một Điện Biên sắc ngời ngói đỏ

Lần trở lại này, ấn tượng nhất với tôi là sắc thắm của thiên nhiên ở Điện Biên; cánh đồng Mường Thanh - vựa lúa của Điện Biên với hạt gạo dẻo thơm trải dài tít tắp; màu xanh nguyên sơ của “Cánh rừng Đại tướng” ở Mường Phăng với những chiếc lán lợp bằng tranh, dựng bằng tre nứa năm nào còn in dấu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cánh rừng nguyên sinh vẫn còn nguyên những tán cây cổ thụ.

Cô Cà Thị Minh, hướng dẫn viên người dân tộc Thái nói với tôi: “Em rất thích gội đầu bằng hoa bưởi, hương bưởi của cây bưởi Đoan Hùng được trồng ở cửa trước hầm Đại tướng”. Cô gái Thái có mái tóc dài được mẹ chăm chút từ nhỏ như dải suối mềm mại. Hàng khuy bạc như con bướm trắng đính trên ngực áo cô cứ dập dờn theo nhịp đập trái tim rạo rực. Một Điện Biên hồi sinh, một Điện Biên trẻ trung là vậy.

Tôi đứng trên đồi A1 nhìn ra xa. Có một Điện Biên sắc ngời ngói đỏ. Những khu du lịch sinh thái mọc lên và xa kia là tượng đài chiến thắng. Trên quả đồi này năm xưa là chiến trường ác liệt. Các chiến sĩ áo trấn thủ, mũ nan, chân đi dép lốp đã lấy thân mình đo từng thước đất, đo từng khúc chiến hào.

Tôi quỳ xuống bên nấm mộ anh hùng Phan Đình Giót - một người con Hà Tĩnh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai khi tuổi đời còn rất trẻ. Tôi nhớ như in khuôn mặt chữ điền và nụ cười chất phác trong tấm ảnh chân dung anh chụp trước lúc lên đường vào chiến dịch.

Cũng trong nghĩa trang A1 còn có bao liệt sĩ không tên, chỉ có ngôi sao trên đầu mộ chí. Nhưng họ không vô danh. Họ đã hóa thân vào đất mẹ để làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Ký ức của người lính không phai nhạt

Trong Bảo tàng Điện Biên Phủ, đoàn xe đạp thồ rồng rắn ẩn hiện chở hàng, chở gạo “Dốc Pa Đin chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát” (Tố Hữu) giờ vẫn còn ngân vọng không chỉ trong bảo tàng lịch sử, mà còn rạo rực trong lòng người dân đất Việt hôm nay. Một khúc “Hò dô ta nào...” trong Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân. Một điệp khúc “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi” của Đỗ Nhuận. Tất cả đều như sống lại thật sinh động biết bao.

Vẫn còn đây ngổn ngang chiến hào đồi đất đỏ “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng chí không mòn...” (Tố Hữu) để làm nên chiến thắng...

Vẫn còn hố bộc phá ngàn cân như cái phễu khổng lồ đựng cả trời bom đạn ngày nào.

Tôi cứ nghĩ chỉ có người chiến sĩ công binh Việt Nam quả cảm, thông minh - những người con sinh ra từ một đất nước thuần nông, thuần Việt mới nghĩ ra cách đào chiến hào đánh lấn, đào hầm ngầm đưa khối bọc phá nổ tung đồi A1 làm hiệu lệnh xung phong trận đánh cuối cùng.

Giờ trên quả đồi chiến tích năm xưa nay được người dân trồng rất nhiều nhãn. Cây nhãn bền bỉ với thân gỗ xoắn chắc và chùm rễ khỏe khoắn hút chất màu mỡ hiếm hoi nơi đồi cằn đá sỏi để chắt chiu từng chùm quả ngọt mọng nước. Đầu hạ, mùa ve ran bắt đầu đóng cùi nhãn ngọt lịm...

Tôi đã gặp ở đây nhiều đoàn cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa. Trên ngực áo của họ có sắc thắm của tấm huy hiệu Điện Biên. Những chiếc huy hiệu được họ nâng niu cất giữ như vật kỷ niệm vô giá. Họ tìm lại ký ức Điện Biên năm xưa. Ký ức ấy của người lính không bao giờ phai nhạt, mà càng ngày càng được tô thắm như là một điểm tựa tinh thần, một niềm tin bất diệt.

Trở lại Điện Biên hôm nay là trở lại chính mình, về với mình, với điệu xòe múa sạp, với xôi nếp cẩm đựng trong giỏ mây, với thịt trâu sấy khô gác bếp, và với hoa ban đắm đuối đến thót lòng của miền Tây Bắc. Một Điện Biên ùa vào, len lỏi trong trí nhớ như con suối róc rách, như dáng núi chập chùng...



https://baodanang.vn/channel/5399/202105/ky-niem-67-nam-chien-thang-dien-bien-phu-7-5-1954-7-5-2021-tro-lai-dien-bien-3880523/

Theo NGUYỄN NGỌC PHÚ (baodanang)

 

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).