Hoa nở từ bom

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyễn Thị Thủy chia sẻ những hình ảnh trên trang mạng xã hội với cái tên Mèo Lười. Ở đó, người mẹ trẻ đang mang bầu đứa con thứ 2 vui đùa với cô con gái nhỏ như bao người mẹ trẻ khác.

 Các thành viên trao đổi nghiệp vụ tại trụ sở trước khi tới hiện trường- Ảnh: Sơn Thuỷ
Các thành viên trao đổi nghiệp vụ tại trụ sở trước khi tới hiện trường- Ảnh: Sơn Thuỷ


Đó là một hình ảnh yểu điệu của một phụ nữ như bao phụ nữ khác... Nhưng thỉnh thoảng “Mèo Lười” chia sẻ hình ảnh công việc rà phá bom mìn của cô và các đồng nghiệp từ trang fanpage của Tổ chức Viện trợ nhân dân Nauy (NPA) tại Việt Nam.

Ai không quen, chắc sẽ nghĩ đó không phải là Nguyễn Thị Thủy khi so sánh với những hình ảnh đời thường. Và chắc cũng không ai nghĩ một người phụ nữ ở tuổi 30 như Thủy lại có kinh nghiệm gần 10 năm đi rà phá bom mìn.

Thủy từng là đội trưởng đầu tiên của đội rà phá bom mìn còn sót lại ở Quảng Trị gồm 16 thành viên toàn nữ. Thay thế cho Thủy là Hải Vân, người lớn tuổi nhất trong đội có tuổi đời từ 27 - 47. Đội nữ này được NPA thành lập tại dự án RENEW Quảng Trị (NPA/RENEW) nhờ vào nguồn tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Thủy mới chuyển sang công việc khác, đó là cán bộ hoạt động hiện trường, có trách nhiệm phối hợp với các cán bộ liên quan để hỗ trợ cho các đội trưởng trong quá trình hoạt động khảo sát và rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trên quê hương cô - tỉnh Quảng Trị.

Cùng với Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị được coi là tỉnh chịu hậu quả bom mìn nặng nề nhất trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, và hậu quả còn nặng nề cho tới ngày hôm nay. Tại Quảng Trị, toàn bộ 141 xã của tỉnh bị ô nhiễm bom mìn.

“Những bông hoa bom”

Trong bộ đồng phục và trang thiết bị đi kèm, họ nhìn như những người lính công binh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, nhiều chị em phải dậy từ 4 giờ 30 sáng mỗi ngày, kịp rời văn phòng đến hiện trường trước 6 giờ 30. Trước khi lên xe cùng với nhau, họ phải trải qua một công đoạn quan trọng là kiểm tra kiến thức ở văn phòng, nơi một “rừng” các loại bom mìn được trưng bày. Một bảo tàng bom mìn thu nhỏ.


 

Dùng tay bới và thu gom bom mìn - ẢNH: SƠN THỦY
Dùng tay bới và thu gom bom mìn - ẢNH: SƠN THỦY


Trong số những đồ mang theo còn có cả hộp cơm để họ dùng cho bữa trưa tranh thủ khoảng 1 tiếng, từ 11 - 12 giờ hằng ngày.

Đến hiện trường, đội sẽ nhanh chóng thiết lập điểm chỉ huy. Trong ngôi lán nhỏ dùng làm chỉ huy, có bản đồ chi tiết từng centimet để thực hiện nhiệm vụ rà quét bom. Bên dưới mũ, ai cũng có một cái khăn để che kín khuôn mặt, vật dụng giúp các chị em chống lại “kẻ thù của nhan sắc” là cái nắng, cái gió miền Trung đang “tàn phá” khuôn mặt và làn da mỗi ngày.

Từng cặp 2 cô gái phụ trách 1 máy dò nông. Họ phơi mình trên cát hoặc một vùng đồi nào đó được căng dây chi tiết. Khi phát hiện tiếng kêu tít tít, họ sẽ cắm một cái cờ nhỏ màu đỏ. Khi đó, một chiếc máy khác, có khả năng quét sâu hơn được đưa đến. Tùy theo mức độ lớn nhỏ của tiếng kêu, họ có thể hình dung vật liệu nằm dưới có mức độ to nhỏ như thế nào, để có phương án cho việc đào bới thu gom...

Nhưng nặng nề hơn cả là đích thân người đội trưởng như Thủy hay Hải Vân, phải tới tận chỗ tập kết, thiết lập kíp nổ mồi, kiểm tra kết nối với hệ thống dây điện từ máy nổ cho việc kích nổ. Nếu như một thành viên tìm bới từng vật nhỏ, thì người đội trưởng phải trực tiếp tiếp xúc với cả một đống vật liệu nổ cần phá hủy.

Khi họ rời đi, màu xanh sẽ trở lại

Những ngày này, đội nữ đang tìm kiếm tại xã Hải Quế, H.Hải Lăng. Họ yểu điệu như bao phụ nữ khác nhưng khi nhìn họ cầm trên tay bom mìn chưa nổ, thì sẽ thấy họ không chỉ có thần kinh thép, mà còn phải có một trái tim yêu mảnh đất quê hương nhiều lắm.

 

Hoa mọc lên từ vỏ bom - ẢNH: SƠN THUỶ
Hoa mọc lên từ vỏ bom - ẢNH: SƠN THUỶ


Được thành lập từ tháng 10.2018, cho tới nay, đội nữ rà phá bom mìn đầu tiên của Việt Nam đã rà phá bom mìn với diện tích 2 triệu m2, thu gom và phá hủy 539 các loại bom chùm, bom bi và 815 các loại vật liệu nổ khác. Ở những nơi họ đi qua, màu xanh cây cối và nhiều công trình được mọc lên.

Rà phá bom mìn là một công việc nặng nhọc và nguy hiểm không chỉ đối với nữ mà cả với nam giới. Họ phải phơi mình trong cái nắng, cái gió ở các vùng cát trắng Quảng Trị từ 6 - 7 tiếng mỗi ngày. Cho tới nay, đội nữ rà phá bom mìn này vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Mồ hôi đổ trên khuôn mặt cùng với thời tiết khắc nghiệt, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp của các thành viên. Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, cô gái 33 tuổi Nguyễn Hoàng Yến giờ đi gỡ bom. Với đôi mắt to và sáng, đôi môi hồng cánh sen, Yến có khuôn mặt đẹp chả kém gì những người đẹp của giới showbiz. Yến nói: “Ai ôm bom mà không thấy nguy hiểm? Nhưng chúng tôi được đào tạo bài bản với tiêu chuẩn an toàn cao nhất nên tự tin với công việc mình làm. Có thể không mạnh mẽ như những đồng nghiệp nam, nhưng chúng tôi có sự kiên nhẫn và khéo léo của người phụ nữ”.

Trong bộ đồng phục như người lính công binh, khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, những người như Vân, Yến hay Thủy đều toát lên thần thái mạnh mẽ và can trường.

Với các chị em, 1 tiếng nghỉ trưa là 1 tiếng họ chia sẻ với nhau những thức ăn họ nấu từ tờ mờ sáng và mang theo. “Chị em chúng em không phải là ăn trưa, mà là chia nhau hạnh phúc, khoe nhau tài nội trợ”, Thủy chia sẻ.


 

Hủy nổ bom mìn tìm thấy -ẢNH: SƠN THUỶ
Hủy nổ bom mìn tìm thấy -ẢNH: SƠN THUỶ


“Nếu thất nghiệp, khi đó tôi chắc hạnh phúc lắm”

Như bao phụ nữ khác, họ cũng thích được tặng hoa, thích được liên hoan, nhưng bom mìn còn sót lại đang chờ họ. Ngày 8.3 năm nay, họ chuẩn bị hoa quả thêm cùng với bữa trưa hằng ngày để chúc mừng nhau. Chả có anh nam giới nào, vẫn chỉ là những phụ nữ chúc mừng nhau. Nhưng niềm vui, với họ, là một ngày an toàn. Mỗi ngày trôi đi, từ lúc rời văn phòng đi tới hiện trường và quay về, chào đón họ là những bông hoa được mọc lên trên những quả bom được thu gom và trưng bày trước cửa văn phòng của họ.

“Chị em chúng tôi muốn những bông hoa, những cây trái và những công trình được mọc lên từ những vùng đất chết. Với tình cảm của một người phụ nữ, một người mẹ, tôi muốn các con tôi an toàn và mọi trẻ em được vui chơi an toàn trên quê hương mình. Và nếu bị thất nghiệp vì hết bom mìn còn vương vãi, khi đó tôi chắc hạnh phúc lắm”, Thủy nói.

 


Còn khoảng 800.000 tấn bom đạn sót lại

Theo số liệu của Trung tâm hành động bom mìn quốc gia (VNMAC) được công bố đầu năm 2020, ước tính còn khoảng 800.000 tấn bom đạn sót lại trên các vùng miền tại VN; với gần 6,1 triệu ha diện tích bị ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm, chiếm 18,71% tổng diện tích của cả nước. 63/63 tỉnh, thành được xác định có ô nhiễm bom mìn, với mức độ và tỷ lệ khác nhau.


Theo kết quả điều tra, từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại phát nổ đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn nạn nhân là lao động chính trong gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em.

Tại một số tỉnh miền Trung đã có trên 22.800 người bị ảnh hưởng, trong đó hơn 10.540 người chết, 12.260 người bị thương. Trong 5 năm (từ 2013 - 2018), có 1.813 trường hợp bị tai nạn, trong đó số người chết lên đến gần 1.000 người.


Theo SƠN THỦY (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.