Thầm lặng dệt đường xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chiếc xe, những chuyến hàng tấp nập ngược xuôi, từ thành thị về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên những con đường nhựa phẳng lì, uốn lượn theo những ngọn núi, băng qua những cánh rừng trong mù sương, trong nắng và gió mới... đem hơi thở của mùa xuân đến với mọi gia đình. Trên khắp các cung đường, một mùa xuân mới đang tràn về với mọi nhà…

Những cây cầu nối liền đôi bờ, những con đường phẳng lì nối phố với rừng. Giao thông mở đến đâu là chúng ta thấy rõ sự phát triển đến đó. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng nâng cao, cải thiện, cái đói nghèo đang được đẩy lùi. Đóng góp quan trọng vào thành quả đó có công lao to lớn của người “lính” giao thông. Khi những con đường giao thông được xây dựng, mở rộng, nâng cấp đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên.

Đến giờ, tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh một già làng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) đã không kìm nổi lòng mình khi được chứng kiến con đường Đăk Tả - Ngọc Linh khánh thành đưa vào sử dụng. Già tâm sự: “Mình không nghĩ đời này lại được chứng kiến có con đường nhựa. Niềm mơ ước của già và dân làng đã thành hiện thực”.


 

Cầu bê tông dự ứng lực bắc qua sông Pô Kô ở thị trấn Đăk Glei. Ảnh: VP
Cầu bê tông dự ứng lực bắc qua sông Pô Kô ở thị trấn Đăk Glei. Ảnh: VP


Vâng, đúng là mơ ước, con đường Đăk Tả - Ngọc Linh (giờ đổi tên là Tỉnh lộ 673) giờ đây đã được nhựa hóa, việc đi lại thuận tiện gấp trăm ngàn lần so với trước kia. Trước đây, muốn vào Mường Hoong phải mất cả ngày đường thì nay chỉ mất khoảng 4 tiếng chạy xe. Tuyến đường huyết mạch này đã góp phần tích cực vào việc đánh thức tiềm năng trù phú của các xã phía Bắc của tỉnh như Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh. Những ngôi làng mới, những cảnh trù phú bạt ngàn một màu xanh đã và đang tựa hình theo con đường. Không còn cảnh cả làng kéo ra xem ô tô về làng; không còn cảnh “chống gậy” đi bộ, ngủ đường lên huyện họp mà thay đó là những chiếc xe máy đời mới chạy vù vù trên con đường nhựa. Cái đói cái nghèo cũng dần được thay thế bằng sự sung túc, no đủ, hạnh phúc. Đó chính sự thay đổi của vùng sâu, vùng xa trong tỉnh nhờ con đường mới.

Để có được sự đổi thay ấy là sự “hy sinh” thầm lặng của những người “lính” giao thông “đi trước mở đường”. Khi được đi trên con đường phẳng lì ấy, có ai nghĩ về họ và hiểu được những nỗi vất vả của cán bộ, kỹ sư, công nhân xây dựng cầu đường. Họ vẫn miệt mài lao động để dệt nên những con đường xuân. Sự hy sinh của họ đã và đang làm nên hình hài các con đường, cây cầu mới. Với họ, niềm vui và hạnh phúc nhất là đã góp sức nhỏ vào sự đổi thay cho vùng đất, đời sống người dân được nâng cao khi con đường được mở. Đó là động lực động viên họ tiếp tục cống hiến xây lên những con đường xuân.

“Giờ đây, khi trở lại vùng đất nơi con đường đi qua, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay. Từ một vùng đất hoang hóa, khó khăn, cách trở, nay văn minh đã về, thôn làng trù phú và cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao. Điều đó làm chúng tôi rất vui mừng vì mình đã góp chút công sức cho sự phát triển và đổi thay đó.” - kỹ sư Trần Ngọc Thanh (Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng công trình giao thông Kon Tum) phấn khởi nói.   

Tương tự, hơn 12 năm trong nghề, kỹ sư Đào Quốc Hợi (Công ty cổ phần Trường Long) đã tham gia xây dựng và làm chỉ huy trưởng hàng chục công trình từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đa số những con đường anh tham gia xây dựng là đều mở mới hoàn toàn như đường Đăk Côi - Đăk Psi, tuyến tránh thành phố Kon Tum, đường tránh lũ Đăk Tô, đường Sê San đi Quốc lộ 14C… Theo kỹ sư Đào Quốc Hợi, việc xây dựng những con đường đã có nền đường sẵn như Quốc lộ 24 thì thi công đỡ vất vả hơn. Còn với con đường mở mới hoàn toàn, nhất là các đường ở vùng sâu, vùng xa có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thì quá trình thi công là cả sự gian nan, vất vả. Các anh em phải nằm co ro trong lán trại khi thi công mùa mưa và phải chịu đựng cái nắng “cháy da cháy thịt” khi thi công mùa nắng.


 

Đường tránh thành phố Kon Tum. Ảnh: VP
Đường tránh thành phố Kon Tum. Ảnh: VP


 

“Thật không thể hình dung nổi, con đường trước đây chỉ toàn cỏ dại, suối sâu, đèo cao và mây mù, việc đi lại của người dân là nỗi cơ cực nay đã là con đường bằng bê tông uốn lượn vắt vẻo qua từng dãy núi, băng qua những con sông suối trùng trùng điệp điệp. Những nỗi cơ cực, nghèo đói khi con đường chưa mở đã dần được thay thế bởi sự ấm no, trù phú, làm thay đổi diện mạo mới cho địa phương nơi con đường đi qua” - Kỹ sư Đào Quốc Hợi vui mừng chia sẻ với tôi khi được chứng kiến sự đổi thay trên những con đường mà anh từng thi công, chỉ huy.

“Đường mới, đi lại thuận tiện, xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhưng mấy ai nhớ đến những người đi mở đường như chúng tôi. Nhưng điều đó không làm chúng tôi buồn mà luôn cảm thấy tự hào, vì từ những con đường đã đóng góp vào sự phát triển, mang lại niềm vui, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân” - anh Đào Quốc Hợi tâm sự. Tôi nghĩ đó là lời nói chân thành xuất phát từ trái tim yêu nghề, yêu người và vì sự phát triển chung của xã hội. Bởi, nếu không có họ, không có những con đường “đi trước đón đầu” thì chắc rằng khó có sự phát triển như ngày hôm nay.

Với sự thông suốt của những con đường, giờ đây người dân không còn cảnh “ăn chực nằm chờ” đón xe về quê, không còn cảnh chờ hàng tuần mới có những chuyến xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sinh hoạt…Những tuyến đường vươn tới vùng sâu, vùng xa đã giải tỏa những nhọc nhằn khó khăn ấy. Không những vậy, những con đường được mở không chỉ hình thành lên thôn làng định cư mới mà còn góp phần giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Những con đường đã, đang và sẽ được xây dựng, mở rộng và nâng cấp khi hoàn thành góp phần không nhỏ trong thúc đẩy kinh tế xã hội của Kon Tum ngày càng phát triển. Và những người “lính” giao thông vẫn đang âm thầm “đi trước mở đường”, lặng lẽ dệt nên những con đường xuân, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển.


Giờ đây, chúng ta có thể đi xuyên từ xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) qua xã Ngọc Linh, Mường Hoong, Đăk Choong (huyện Đăk Glei) qua đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh hay đi từ Đăk Hà sang huyện Kon Rẫy qua con đường Đăk Kôi - Đăk Psi một cách dễ dàng. Có được điều đó là sự âm thầm đóng góp của những kỹ sư, công nhân của ngành giao thông vận tải.


Theo Văn Phương (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.