Những người lính Quân đoàn 3 đi vào tâm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện đến địa bàn có dịch phun thuốc khử khuẩn nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng. 

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hóa học 21 chuẩn bị phương tiện, vật chất cơ động thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Long
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hóa học 21 chuẩn bị phương tiện, vật chất cơ động thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Long

Quân đoàn 3 đã thành lập 1 đội phòng-chống dịch gồm 21 cán bộ, chiến sĩ gồm các lực lượng của Tiểu đoàn Hóa học 21 (Bộ Tham mưu), Đội Y học dự phòng (Cục Hậu cần) và lực lượng phục vụ do Đại tá Nguyễn Văn Khi-Chủ nhiệm Hóa học chỉ huy chung. Phương tiện được điều động gồm: 1 xe tiêu tẩy ARS-14 trang bị đầy đủ khí tài, 1 xe tải chở bộ tiêu tẩy Sanifet sử dụng hóa chất ĐT 1, Cloramin B để khử khuẩn cùng một số loại phương tiện đặc chủng của hóa học theo nhiệm vụ.

Chuẩn bị quần áo phòng hộ. Ảnh: Chu Hoài
Trước khi làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đều phải mặc trang phục phòng hộ. Ảnh: Chu Hoài


Từ ngày 30-1 đến 3-2, đội phòng-chống dịch đã cơ động thực hiện nhiệm vụ ở phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa), Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) và một số địa điểm tại TP. Pleiku.
 

Để khử trùng khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai và khu nhà công vụ Quân đoàn 3, đội phòng-chống dịch đã sử dụng hơn 8.000 lít hóa chất. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai được phun khử khuẩn lần thứ hai trước khi dỡ lệnh phong tỏa.

Mặc đồ bảo hộ phòng dịch trước khi vào bên trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Mặc đồ bảo hộ phòng dịch trước khi vào bên trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài


Trước khi vào các khu cách ly, các lực lượng đều phải mang đồ bảo hộ đầy đủ. Sau khi ra khỏi khu có nguy cơ lây nhiễm, người và phương tiện di chuyển đều được phun hóa chất khử trùng, tiêu tẩy toàn bộ và thu gom đồ bảo hộ để tiêu hủy, tránh mang mầm bệnh ra bên ngoài hoặc lây nhiễm vào cơ thể.

Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Bệnh viện Y Dược Hoàng Anh Gia Lai- Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn tại Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
 Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
 Phun thuốc khử khuẩn tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Trung tâm Y tế huyện Ia Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Trung tâm Y tế huyện Ia Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Khử trùng trước khi rời khỏi bệnh viện. Ảnh: Chu Hoài
Cán bộ, chiến sĩ khử trùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Chu Hoài

VŨ DUY HIỂN

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.