Hết tết, hoa lê vào mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết vừa qua, đào mãn khai, cũng là lúc hoa lê từ rừng kéo về phố, đáp ứng nhu cầu chơi hoa sau tết của người Hà Nội.

 

Chợ hoa lê thưa vắng khách so với những năm trước do dịch Covid-19 - Ảnh: Lam Phong
Chợ hoa lê thưa vắng khách so với những năm trước do dịch Covid-19 - Ảnh: Lam Phong


Sau tết, chỉ qua đến mùng 3, hoa đào nở hết, những cành đào rác ngập khắp phố phường. Đây cũng là thời điểm hoa lê trên các vùng núi như Lào Cai, Lai Châu... vào mùa, khởi phát thú chơi hoa lê rộ lên trong quãng 3 năm trở lại đây ở thị trường Hà Nội.

Thú chơi hoa lê

So với đào, hoa lê có phần đơn điệu khi cánh chỉ độc sắc trắng, trong khi đào có đào phai, đào bích, đào thất thốn, đào rừng..., mỗi loại một vẻ đẹp khác biệt ngay trong sắc màu của cánh hoa. Người chơi hoa đào chú trọng nhiều vào chất - lượng - sắc của hoa rồi mới đến cây, cành, dáng thế. Người chơi hoa lê ưu tiên về dáng thế của cây hơn, còn hoa được xếp vào hàng thứ.

 

Vẻ đẹp tinh khiết của hoa lê được nhiều người ưa chuộng - Ảnh: Lam Phong
Vẻ đẹp tinh khiết của hoa lê được nhiều người ưa chuộng - Ảnh: Lam Phong


Hoa lê, với người miền cao Đông - Tây Bắc, cũng là loài hoa của mùa xuân, được ví là bông tuyết của núi rừng bởi màu trắng tinh khiết độc đáo của nó. Nguyễn Thương Hiền, chủ shop hoa tươi trên đường Trường Chinh, cũng là người chuộng cắm hoa lê ngày tết, chia sẻ: “Cụ Nguyễn Du tả: Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, chỉ nhiêu đó thôi cũng đã thấy không khí xuân rộn ràng rồi. Từ khi Hà Nội có bán hoa lê sau tết, năm nào tôi cũng tìm chọn một cành ưng ý để về chơi. Ưu điểm của hoa lê là “bền” hơn so với đào, thường phải từ hai tuần cho đến cả tháng sau. Hoa tàn rồi vẫn tiếp tục cắm để chơi theo cành, chơi lộc”.

Nhờ đặc tính của hoa lê, với xù xì, rêu mốc, từ thân gốc cho đến các chi - nhánh, khiến những cành lê chừng độ 2 - 3 năm tuổi, thân to bằng cổ tay hoặc hơn, nhưng trông già nua, không khác gì một cây rừng đại thụ. Trên cái cổ quái, rêu phong ấy, nổi lên những chùm hoa 5 cánh, trắng muốt. Mỗi mắt lá, đốt thân, nảy ra một chùm, đếm trên đó có khi lên đến cả chục bông, nở chen nhau, khoe sắc trắng thật dịu đẹp. Vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ ấy khiến người chơi hoa mê mẩn, hoa lê dần được thị trường đón nhận, bởi vừa có thể chơi được dáng thế của cây cành, cộng thêm độ tương phản cổ quái với vẻ đẹp tinh khiết của hoa, đó cũng là một lý do khác để người chơi hoa lựa chọn.

Tâm đắc với cành hoa lê vừa mua được chỉ với giá 200.000 đồng từ chợ hoa Quảng An, chị Thu Nguyệt, cư dân khu Royal City, cho biết: “Hoa lê dễ trang trí, cắm vào các loại bình hay bày góc nào trong nhà cũng hợp. Năm nay hoa lê cành to giá tương đối mềm, tầm 3 triệu đồng đổ lại là có một cành đẹp lắm rồi. Những cành nhỏ, cao chừng 1 m nhánh nhiều, dao động từ 300.000 - 500.000 đồng chưa trả giá”.

 

 Góc bày bán hoa lê trên vỉa hè đường Nghi Tàm chiều mùng 6 tết - Ảnh: Lam Phong
Góc bày bán hoa lê trên vỉa hè đường Nghi Tàm chiều mùng 6 tết - Ảnh: Lam Phong



Nghe ngóng thị trường

Từ mùng 4 tết, thương lái chợ hoa Quảng An bắt đầu chuyển hoa lê về bày dọc vỉa hè quanh khu chợ để phục vụ người chơi. So với các năm trước, lượng hoa năm nay đổ về khá dè dặt, chưa bằng 1/3 so với năm ngoái. Vừa xuống hơn chục cành hoa lê từ Mộc Châu về trên chuyến xe tải chiều muộn mùng 6 tết, lái xe Đỗ Hữu Thiện bảo: “Năm nay Covid-19 nên đi lại cũng khó khăn, khách mua không nhiều nên từ sau tết giờ em mới chuyển được 2 chuyến, như năm trước thì phải được 4 - 5 chuyến mà không có đủ bán. Năm nay, đúng đợt bán thì nghe đóng cửa hàng quán vỉa hè, sợ ảnh hưởng dịch bệnh, bọn em lấy hàng về cũng cầm chừng thôi”.

 

 Hoa lê tỉa nhánh được thương lái tận dụng cắm bình, bán với giá rẻ - Ảnh: Lam Phong
Hoa lê tỉa nhánh được thương lái tận dụng cắm bình, bán với giá rẻ - Ảnh: Lam Phong


Các dịch vụ ăn theo thú chơi hoa lê cũng giảm hẳn, nhất là đội quân giao hàng. Do hạn chế tụ tập đông người, khu vực bán hoa lê ở chợ đầu mối Quảng An những ngày mùng 4, 5, 6 tết, không khí khá trầm lắng. Tài xế GrabBike Đức Hùng vừa nhận đơn hàng vận chuyển cành hoa lê có giá bán 2,5 triệu đồng về tòa nhà SME ở Hà Đông, nói về nghề chuyển hoa tết: “Em loanh quanh đây hai hôm rồi, chuyển được 5 chuyến. Thường tết em cũng hay chuyển đào, quất, nhưng làm hoa lê thì đơn giản và dễ hơn, vì không bị vướng chậu nặng nề, cứ cột cành chắc chắn là quanh Hà Nội chỗ nào chở cũng được tất. Giống hoa lê nở rải rác chứ không ra một đợt nên có đi xa cũng không ngại hoa rơi rụng. Cành hoa này khách đặt chuyển với giá 200.000 đồng, nhưng thường khi mang hoa đến, khách hay lì xì thêm. Tết mà!”.

Ở chợ hoa, phần đa chỉ thấy cành lê khẳng khiu thân nhánh, một số ít có hoa nở đều. Hỏi một thương lái bán hoa lê trên đường Nghi Tàm về cách làm thế nào biết được cành sẽ nở hoa, anh chia sẻ: “Khách đến có người chọn mua cành phải có cả lộc, hoa, quả, có người chỉ cần cành dáng đẹp, sau mới chú ý hỏi đến hoa. Vì bây giờ chỉ mới chớm mùa hoa, nên phần đa các cành ra hoa ít, đem loại này về cắm được cả tháng sau mới hết hoa. Cành nào có nhiều hoa sẽ thấy các mắt gần nhau, đấy là những điểm mà hoa sẽ nở. Giống này cũng đơn giản, chỉ cần cắm vào nước là tự khắc nó ra hoa, ra lộc”.

 

 Hoa lê được vận chuyển dễ dàng bằng xe máy đến người mua - Ảnh: Lam Phong
Hoa lê được vận chuyển dễ dàng bằng xe máy đến người mua - Ảnh: Lam Phong


Nhìn cành hoa lê, ngay trong tạo dáng thiên nhiên đã thấy ở đó những nét đẹp rất dễ đứng độc lập hoặc phối hài hòa với các dòng hoa khác. Ngay ở chợ hoa, những cành lê nhỏ, rời rạc, nếu như các năm trước thường bị vứt thừa mứa, xin cho, năm nay được thương lái gom, cắm chậu nhỏ, bán với giá hữu nghị từ 100.000 - 200.000 đồng để người chơi lựa chọn.

Hoa lê, chưa thành phong trào sôi động như đào, quất, nhưng cũng dần định hình thành một thú chơi hoa đang lan tỏa dần trong đời sống người Hà Nội những ngày sau tết.

 

Theo LAM PHONG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.