Gặp nữ dân quân bắn rơi máy bay Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây 52 năm, chỉ trong vòng 27 ngày, bà Nguyễn Thị Thu cùng đồng đội đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng khác bắn rơi 15 máy bay của quân đội Mỹ.

Ký ức hào hùng

Bà Nguyễn Thị Thu sinh năm 1948 tại xã Kỳ Phương (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), hiện cư trú tại thôn 6 (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh). Năm 1966, khi vừa tròn 18 tuổi, Nguyễn Thị Thu tham gia tổ thanh niên xung phong trực súng máy và đánh phòng không do Xã đội Kỳ Phương thành lập gồm 13 người cả nam lẫn nữ. Đến năm 1967, tổ chia tách thành Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương với 9 người và tổ nam đánh tàu khu trục gồm 4 người.

  Bà Nguyễn Thị Thu-xạ thủ bắn rơi máy bay của Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Nguyễn Tú
Bà Nguyễn Thị Thu-xạ thủ bắn rơi máy bay của Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Nguyễn Tú


Thời điểm đó, Kỳ Phương là địa bàn quan trọng nên đế quốc Mỹ ra sức đánh phá hòng chiếm lĩnh. Sau khi thành lập, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương do Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên chỉ huy được biên chế 1 khẩu trung liên đã kiên cường chiến đấu với kẻ thù. Đến năm 1968, Tiểu đội được biên chế 3 khẩu súng 12,7 mm để bắn máy bay địch.

“Lúc này, quân số của đơn vị tăng lên 12 người, chia thành 3 tổ súng máy đặt ở cùng trận địa. Tôi là xạ thủ số 1. Trước khi ra trận địa chiến đấu, chúng tôi được bộ đội chính quy về hướng dẫn cách bắn súng. Họ phát cho 3 viên đạn vạch đường rồi thả dù bay lên để chúng tôi ngắm bắn. Sau nhiều lần bắn trúng đích, chúng tôi ra trận địa thực chiến. Chúng tôi bố trí rất nhiều trận địa nhưng chủ yếu là ở đồi núi cao ven biển hoặc gần đèo Ngang”-bà Thu nhớ lại.

Bắt đầu từ tháng 7-1968, đế quốc Mỹ liên tục cho máy bay đánh phá miền Bắc và miền Trung. Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương và các lực lượng khác cũng bắt đầu tổ chức đánh máy bay địch. Bà Thu kể: “Với chiến thuật “bắn chẻ đầu”, từ ngày 26-7 đến 21-8-1968, chúng tôi trực tiếp bắn rơi 3 máy bay Mỹ và phối hợp với các đơn vị khác bắn rơi 12 máy bay. Sau đợt này, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tác giả Ngô Thục đã viết tiểu thuyết mang tên “Lửa chân sóng” về đơn vị chúng tôi”.

Sau khi được phong tặng danh hiệu cao quý, Tiểu đội tiếp tục di chuyển qua nhiều trận địa ở huyện Kỳ Anh để đánh Mỹ. Năm 1972, Tiểu đội tiếp tục phối hợp với các đơn vị khác bắn rơi 7 máy bay AD6 và 1 trực thăng. “Thời đó, chúng tôi chịu nhiều gian khổ. Có lần chuẩn bị trận địa trên đồi Cụp Bưởi thì mưa lớn, nước ngập hết hầm hào công sự, ướt hết áo quần. Tuy vậy, chúng tôi vẫn lót lá ngồi cho tới sáng để canh máy bay địch. Một lần khác ở đồi cát xóm Ngâm, trận địa bị lộ, máy bay địch bắn xối xả khiến nhiều người bị thương. Chúng tôi may mắn rút kịp thời nên không có hy sinh. Tôi cũng bị thương ở trận này”-bà Thu kể.

Trong bữa cơm tối với gia đình, bà Thu gọi điện thoại cho bà Tưởng Thị Diên để ôn lại những kỷ niệm một thời chung lưng chiến đấu với đế quốc Mỹ xâm lược. Trò chuyện qua điện thoại với chúng tôi, bà Diên cho biết: “Tôi, chị Thu và 10 người nữa là thành viên Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 10-1971. Đầu năm 1969, tôi được cử ra Hà Nội để báo công với Bác về những thành tích của tiểu đội. Hiện nay, chị em vẫn thường xuyên liên lạc, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống”.

Góp sức xây dựng quê hương mới

Sau ngày giải phóng, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương giải thể. Người ở lại góp sức xây dựng quê hương, người chuyển vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

 

 Tiểu đội Dân quân gái Kỳ Phương ra trận địa chiến đấu chống giặc Mỹ (ảnh tư liệu).
Tiểu đội Dân quân gái Kỳ Phương ra trận địa chiến đấu chống giặc Mỹ. (Ảnh tư liệu)

Năm 1984, gia đình bà Thu chuyển vào xã Ia Nhin làm công nhân Công ty Cà phê Ia Sao. “Lúc mới vào, cuộc sống rất khó khăn. Chúng tôi phải gỡ bom mìn sót lại sau chiến tranh để khai hoang trồng cà phê, hoa màu. Những năm sau, cuộc sống gia đình dần ổn định hơn nhờ các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, chúng tôi có điều kiện nuôi các con ăn học tử tế”-ông Nguyễn Viết Hiển (chồng bà Thu) nhớ lại.

Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, vợ chồng bà Thu giờ đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”. Cả 6 người con của ông bà đều trưởng thành, có công việc ổn định. Ông Nguyễn Trọng Phương-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Nhin-cho hay: “Vợ chồng bà Thu là hội viên Hội Cựu chiến binh xã. Trong quá trình sinh sống tại địa phương, gia đình bà luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Gia đình bà Thu có nhiều đóng góp cho địa phương, nơi cư trú và là tấm gương trong việc nuôi dạy con cháu”.

 

 HOÀNH SƠN-MAI KA
 

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).