Charlie - điểm cao lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Điểm cao 1015 (Charlie, đồi Sạc Ly) nằm tiếp giáp 3 huyện Sa Thầy - Ngọc Hồi - Đắk Tô (Kon Tum). Hơn 48 năm trước, hơn 320 cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 320 đã anh dũng hy sinh trên điểm cao này.

 

Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Rờ Kơi kéo cờ trên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập
Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Rờ Kơi kéo cờ trên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập



Đồi Charlie (đồi Sạc Ly) - điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum.

Do điểm cao chiến lược này có thể quan sát, khống chế cả vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương, nên ngay từ những năm 1960, quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đã xây dựng 1 cứ điểm quân sự để kiểm soát khu vực. Thời điểm tháng 4.1972, khu vực Charlie do tiểu đoàn nhảy dù 11, QLVNCH đóng giữ.


 

Điểm cao Charlie (1015), nhìn từ trên cao - Ảnh: Nguyễn Độc Lập
Điểm cao Charlie (1015), nhìn từ trên cao - Ảnh: Nguyễn Độc Lập




Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 (năm 1972 là trung đoàn trưởng Bộ binh 64, thuộc sư đoàn 320A - đơn vị trực tiếp tấn công đánh chiếm điểm cao Charlie) kể:  Bước vào chiến dịch Xuân - Hè 1972, Quân Giải phóng Miền nam Việt Nam quyết định phá vỡ tuyến phòng thủ phía tây sông Pô Cô, thuộc tuyến phòng ngự vòng ngoài của căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh, trong đó có điểm cao chiến lược Charlie (1015).

Từ cuối tháng 3.1972, tại khu vực Sa Thầy đã diễn ra các trận đánh vô cùng khốc liệt giữa trung đoàn bộ binh 64, 52, 48 và tiểu đoàn 19 đặc công thuộc sư đoàn 320A với lực lượng QLVNCH (được pháo binh, máy bay yểm trợ đắc lực) trấn giữ trên các điểm cao.



 

Cựu chiến binh sư đoàn 320 thắp nhang tưởng niệm đồng đội tại suối Rờ Kơi - Hậu cứ của đơn vị lên tấn công điểm cao Charlie (1015), tháng 4.1972 - Ảnh: Nguyễn Độc Lập
Cựu chiến binh sư đoàn 320 thắp nhang tưởng niệm đồng đội tại suối Rờ Kơi - Hậu cứ của đơn vị lên tấn công điểm cao Charlie (1015), tháng 4.1972 - Ảnh: Nguyễn Độc Lập



Đặc biệt, từ ngày 12 - 15.4.1972, trung đoàn bộ binh 64 do trung tá Khuất Duy Tiến chỉ huy đã cùng quân và dân địa phương kiên cường chiến đấu, chấp nhận hy sinh tiêu diệt gọn tiểu đoàn nhảy dù 11 QLVNCH, chiếm và kiểm soát hoàn toàn điểm cao Charlie.

Thắng lợi tại Charlie đã giáng đòn chí tử vào tuyến phòng ngự vòng ngoài của QLVNCH bên bờ tây sông Pô Cô, tạo điều kiện cho các lực lượng của quân giải phóng miền nam tiến công làm nên chiến thắng Đác Tô - Tân Cảnh, phá vỡ toàn bộ trung tâm phòng ngự mạnh của VNCH, giải phóng một vùng rộng lớn, làm thay đổi cục diện trên chiến trường Bắc Tây Nguyên.



 

Nhà bia di tích lịch sử được Ban liên lạc truyền thống đại đoàn Đồng Bằng xây dựng trên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập
Nhà bia di tích lịch sử được Ban liên lạc truyền thống đại đoàn Đồng Bằng xây dựng trên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập




Từ tháng 12.2017 đến giữa tháng 5.2018, Ban liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng và cán bộ chiến sĩ sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) đã đóng góp kinh phí, tham gia 1.600 ngày công để xây dựng, hoàn thành công trình Nhà bia di tích lịch sử tại điểm cao Charlie  (1015) với diện tích xây dựng gần 300 m2. Trong đó, công trình nhà bia có diện tích hơn 25 m2, cao 5,5m có lư hương và bia di tích được làm bằng đá granic nguyên khối. Để xây dựng được công trình ở độ cao hơn 1.000 m trên địa hình đồi núi hiểm trở là sự nỗ lực lớn của Ban liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng và cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 320.

 

Trung tướng - Anh hùng LLVT Khuất Duy Tiến thắp nhang tưởng niệm các cán bộ chiến sĩ sư đoàn 320 hy sinh tại huyện Sa Thầy (Kon Tum) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập
Trung tướng - Anh hùng LLVT Khuất Duy Tiến thắp nhang tưởng niệm các cán bộ chiến sĩ sư đoàn 320 hy sinh tại huyện Sa Thầy (Kon Tum) - Ảnh: Nguyễn Độc Lập




Hiện tại, công trình nhà bia di tích lịch sử tại điểm cao Charlie (1015), được UBND huyện Sa Thầy, (Kon Tum) giao cho UBND xã Rờ Kơi quản lý và dần trở thành điểm đến của cán bộ, nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

48 năm đã trôi qua, nhưng điểm cao Charlie (1015) vẫn trơ màu đen do ảnh hưởng của bom đạn dội xuống, cỏ tranh vàng khè không mọc cao nổi bởi chất độc dioxin nồng độ cao rải xuống từ thời chiến tranh. Và nơi đây, mỗi tảng đá, nắm đất còn thâm đậm màu máu…


 

 Con đường được gọi là
Con đường được gọi là "sống lưng khủng long", lên đỉnh Charlie - Ảnh: Mai Thanh Hải




Ông Trần Lệnh Tuyến, Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi (H.Sa Thầy, Kon Tum) cho biết: Mặc dù đã rất cố gắng trồng, nhưng các cây không sống nổi trên điểm cao Charlie (1015).

Từ giữa tháng 5.2018 (khi nhà bia di tích được khánh thành), có một số du khách tìm lên, nhưng rất khó khăn do địa hình hiểm trở, đi lại vất vả nguy hiểm, phải dùng xe chuyên dụng 2 cầu và người lái quen đường, thần kinh vững. Vào mùa mưa, muốn lên điểm cao chỉ có cách đi bộ hoặc đi xe máy có quấn xích, do đồng bào quen đường điều khiển.

"Đặc biệt, đoạn gần lên đỉnh dài khoảng 1km, dốc ngược đến 30 độ, đường đá trơn trượt, khi mưa bị xói lở, xe chuyên dụng rất dễ lật, nên chúng tôi đang kêu gọi kinh phí đầu tư xây dựng", ông Tuyến nói.

Một số hình ảnh về điểm cao lịch sử Charlie (1015):


 

 Bia di tích lịch sử điểm cao Charlie (1015), nhìn từ điểm đá trắng - Ảnh: Mai Thanh Hải
Bia di tích lịch sử điểm cao Charlie (1015), nhìn từ điểm đá trắng - Ảnh: Mai Thanh Hải
Rất khó khăn khi vượt qua đoạn dốc ngược, lên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Rất khó khăn khi vượt qua đoạn dốc ngược, lên đỉnh Charlie (1015) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Xe bị sa lầy, sụt hố là chuyện bình thường - Ảnh: Mai Thanh Hải
Xe bị sa lầy, sụt hố là chuyện bình thường - Ảnh: Mai Thanh Hải
Bộ phận kính ngắm, ống tản nhiệt, đạn... vẫn tìm thấy trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Bộ phận kính ngắm, ống tản nhiệt, đạn... vẫn tìm thấy trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
 Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
 Cán bộ UBND xã Rờ Kơi cùng lực lượng dân quân, công an xã thường xuyên trồng cây, chăm sóc khuôn viên nhà bia - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Cán bộ UBND xã Rờ Kơi cùng lực lượng dân quân, công an xã thường xuyên trồng cây, chăm sóc khuôn viên nhà bia - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng trên điểm cao Charlie (1015) - Ảnh: Ngô Trần Hải An
 Khu vực đồn trú của sở chỉ huy tiểu đoàn dù 11, QLVNCH. - Ảnh: Mai Thanh Hải
Khu vực đồn trú của sở chỉ huy tiểu đoàn dù 11, QLVNCH. - Ảnh: Mai Thanh Hải
 Nơi đây có 1 miếu thờ do người nhà các binh sĩ QLVNCH đã tử trận tại Charlie, lập từ năm 2016 - Ảnh: Mai Thanh Hải
Nơi đây có 1 miếu thờ do người nhà các binh sĩ QLVNCH đã tử trận tại Charlie, lập từ năm 2016 - Ảnh: Mai Thanh Hải
Không chỉ cán bộ nhân dân địa phương thường qua thắp nhang, mà những cựu chiến binh của sư đoàn 320 đã từng chiến đấu tại Sa Thầy, khi trở lại thăm chiến trường xưa, cũng tìm đến thắp nhang - Ảnh: Mai Thanh Hải
Không chỉ cán bộ nhân dân địa phương thường qua thắp nhang, mà những cựu chiến binh của sư đoàn 320 đã từng chiến đấu tại Sa Thầy, khi trở lại thăm chiến trường xưa, cũng tìm đến thắp nhang - Ảnh: Mai Thanh Hải



Theo Mai Thanh Hải (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).