Thư người lính gửi con từ trên chốt: "...Hết dịch ba về với hai mẹ con sau nhé!"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau bữa cơm chiều vội vã ở trên chốt kiểm soát, phòng chống dịch Covid 19 gần mốc 66 tuyến biên giới Việt Nam - Lào (do Đồn Biên phòng Si Pa Phìn quản lý), mấy cán bộ, chiến sĩ lại tản ra. Người vào ca gác mới, người tranh thủ gọi điện thăm gia đình, người thì trầm tư như muốn gửi tâm tình vào bầu trời đêm. Bên chiếc bàn nhỏ trong lán dã chiến, Thiếu úy Lầu A Nam miệt mài trên trang viết và chốc chốc Nam lại dừng bút như để ngăn dòng cảm xúc nhớ mong…
Thiếu úy Lầu A Nam trong phiên gác trên đường tiểu ngạch tuyến biên giới Việt Nam – Lào.
Thiếu úy Lầu A Nam trong phiên gác trên đường tiểu ngạch tuyến biên giới Việt Nam – Lào.
Chờ khi Nam dừng bút hồi lâu, tôi mới tiến lại hỏi: “Nam vừa viết thư à? Có muốn chị đem về thành phố gửi giúp không?”, thì Nam nói khẽ: “Em viết thư cho con gái nhưng thư này chờ khi cháu lớn em mới đưa!”. Nghĩ rằng Nam ngại phiền, tôi động viên: “Cũng là đường chị về nhà, em cứ để chị gửi cho. Ở nhà em, chắc mọi người cũng mong thư lắm!”. Lặng yên một lúc, Nam mới mở lòng, giọng ngắt quãng: “Bác sĩ dự kiến ngày 10-4 này, vợ em sinh. Cháu là con gái… Em viết thư để sau này cháu hiểu, vì sao em không ở nhà chờ đón cháu như bao người cha khác…”.
Sợ chạm niềm riêng, sợ làm Nam xúc động, tôi quay qua chuyện về cuộc sống ngày thường của Nam và anh em ở trên chốt, về thông tin của người thân ở quê nhà. Nghe từng lời Nam tâm sự, tôi mới biết sóng điện thoại ở trên chốt yếu nên mỗi lần gọi điện thăm gia đình, anh em đều phải đi ra một triền núi giơ điện thoại hứng sóng, nếu thấy có vạch sóng thì mới gọi song cũng chỉ câu được câu chăng. “Chính bởi không liên lạc được nên em mới viết thư cho con trong cuốn nhật ký này…”, vừa nói Nam vừa khẽ miết bàn tay trên trang nhật ký, rõ tiêu đề “Mốc 66, ngày 07 tháng 4 năm 2020”.
Hỏi Nam về gia đình riêng của em, tôi được biết, Lầu A Nam là người con đồng bào dân tộc H’Mông, nhà ở xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên). Học xong Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Lầu A Nam tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự và những năm tháng của “binh nhất”,” binh nhì” đã tiếp thêm cho Nam nhiệt huyết gắn bó lâu dài với quân đội. Khi hết thời gian nghĩa vụ, Nam làm đơn tình nguyện ở lại quân đội và thi đỗ Trường trung cấp Biên phòng. Sau khi ra trường, Lầu A Nam được phân về các đơn vị công tác: Đồn Biên phòng Nậm Kè (Mường Nhé); Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên), rồi sau đó, được phân về Đội Phòng chống ma túy và tội phạm Đồn Biên phòng Si Pa Phìn.
Ngoài nhiệm vụ thường xuyên là thực hiện các chuyên án về ma túy, kiểm soát ma túy ở địa phương, bước vào trận chiến mới - trận chiến chống dịch Covid-19, Nam được đơn vị phân công cắm chốt kiểm soát phòng, chống dịch ở gần Mốc 66 với thời hạn giao, khi nào xong dịch mới về! Và cũng như bao đồng đội khác, những người có bố ốm mẹ đau mà không thể về bởi nhiệm vụ người lính chưa hoàn thành, nhiều ngày qua, Nam đã nhờ cuốn nhật ký gói hộ lòng mình những niềm riêng. Như lời Nam tâm sự: “Lần đầu được làm cha, em mong mỏi từng ngày. Em cũng thương vợ vì không thể ở gần để cùng vợ chào đón cô gái bé bỏng của chúng em. Nhưng em tin, vợ và con em sẽ hiểu, nhiệm vụ của người lính biên phòng trên tuyến đầu chống dịch hôm nay”.
Chuyện cứ thế nối chuyện, tới khi đồng hồ điểm 22 giờ thì Nam vội đứng lên nhận nhiệm vụ vào ca gác. Trước lúc Nam đi, tôi đánh bạo hỏi một điều riêng: “Trong thư viết cho con gái, Nam đã nói những gì?”. Nam mới bẽn lẽn nói: “Em muốn viết nhiều mà không biết diễn đạt thế nào. Em cho chị đọc thì chị đừng cười em nhé”. Nói rồi, Nam lật lại cuốn nhật ký đề “…ngày 07 tháng 4 năm 2020”, cho tôi chụp. Ở góc bàn có một cốc nhỏ cắm mấy cành hoa sim…
Và hôm nay, ngày 10-4-2020, ngày mà trên biên giới Việt - Lào có một Thiếu úy đang hồi hộp ngóng trông cô con gái bé bỏng chào đời, tôi mới ngồi đây để xem lại tấm hình chụp hôm trước. Hôm ấy, ở chốt kiểm soát Mốc 66, ngày 07 tháng 4 năm 2020, một người lính biên phòng đã viết:
Gửi con gái của ba!
Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình nhỏ chào đón con được.
Con gái yêu quý của ba. Ba là người lính biên phòng, mang trên vai nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong mùa dịch này, ba còn phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 nữa, ba không về được để cùng gia đình nhỏ chào đón con gái yêu. Ở nơi biên cương của Tổ quốc, ba ước trong những ngày tới, ngày mà con gái của ba sẽ chào đời để cùng gia đình nhỏ xây dựng hạnh phúc, niềm vui. Mong con gái yêu chào đời luôn mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn, mong cho hai mẹ con luôn khỏe mỗi ngày.
Con gái yêu à.! Ba luôn yêu thương và nhớ về hai mẹ con. Hết dịch nài ba về với hai mẹ con sau nhé!
Ba yêu con!


Thiếu úy Lầu A Nam và lá thư từ trên chốt gửi con gái yêu sắp chào đời.
Thiếu úy Lầu A Nam và lá thư từ trên chốt gửi con gái yêu sắp chào đời.
BÀI, ẢNH: LÊ LAN - HOÀNG GIANG (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.