Cuộc 'trường chinh' tìm văcxin cứu người - Kỳ 4: Tế bào T và ca ung thư bí ẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ nha khoa hưu trí James Hull cùng vợ Nova sống tại hạt Herefordshire thuộc vùng West Midlands nước Anh. Người cha (có bốn con nhỏ) giàu có 60 tuổi này đã mắc bốn bệnh ung thư nhưng vẫn sống khỏe.
Ông James Hull (trái) cùng các nhà nghiên cứu xem ảnh tế bào T của ông trên máy tính - Ảnh: manchester.ac.uk
Ông James Hull (trái) cùng các nhà nghiên cứu xem ảnh tế bào T của ông trên máy tính - Ảnh: manchester.ac.uk
Bác sĩ nha khoa hưu trí James Hull cùng vợ Nova sống tại hạt Herefordshire thuộc vùng West Midlands nước Anh. Người cha (có bốn con nhỏ) giàu có 60 tuổi này đã mắc 
Bốn bệnh ung thư gồm ung thư ruột giai đoạn 3, tuyến tụy, gan và da, và đây là ca mắc nhiều bệnh ung thư sống sót kéo dài hiếm gặp dù ung thư đã chuyển sang di căn.
Ung thư không chữa vẫn thuyên giảm
Cho đến tháng 2-2010, sức khỏe của ông không có vấn đề gì. Một ngày nọ, ông đau bụng đột ngột nhưng chẳng quan tâm. Tháng 11-2010, các bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư ruột. Khối u ác tính đã xâm lấn các hạch bạch huyết. 
Ca phẫu thuật kéo dài 9 tiếng được thực hiện tại Bệnh viện hạt Hereford. Một khối u lớn, một phần ruột và một số hạch bạch huyết bị cắt bỏ. Mặc dù được điều trị hóa trị qua đường tĩnh mạch và đường miệng nhưng điều kỳ lạ là ông không bị bất kỳ tác dụng phụ nào. Ông nói: "Tôi không cảm thấy bệnh. Thậm chí tôi còn không rụng tóc!".
Một năm sau, vào tháng 10-2011, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của ông bị khối u ác tính xâm lấn nên khuyên ông sắp xếp trước việc nhà vì tỉ lệ tử vong do ung thư tuyến tụy lên đến 94% trong vòng 5 năm sau chẩn đoán. Lúc chẩn đoán, các bác sĩ nhận thấy khối u đã hình thành hơn một năm và đúng ra đã giết chết ông rồi, tuy nhiên ông vẫn sống.
Năm 2014, tự dưng các dấu vết ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC - một loại u ác tính) xuất hiện từ một năm nay trên cánh tay ông bắt đầu biến mất mà không cần qua phẫu thuật. Ba năm sau, các bác sĩ phát hiện khối u ung thư tế bào hắc tố ác tính trên da đầu ông không chứa tế bào ung thư. Kết quả xét nghiệm hai lần đều chứng minh điều đó.
Năm 2019, khi khối u thứ phát được tìm thấy trong gan, ông James Hull từ chối ghép gan dù bác sĩ nói đó là cơ hội cứu mạng tốt nhất. Sau đó, các khối u trong gan đã giảm từ chỉ số Ki 67 vào mùa hè năm 2018 xuống còn 4 (chỉ số Ki 67 dùng để chỉ tốc độ tế bào ung thư phân chia và hình thành tế bào mới). 
Ông được chỉ định điều trị hormone để làm chậm bệnh ung thư nhưng vào tháng 6-2019 ông bỏ điều trị vì không chịu được tác dụng phụ. Không ai ngờ bệnh ung thư lại thuyên giảm.
Mắc nhiều bệnh ung thư không phải là cú sốc lớn đối với ông vì ông bà, người mẹ và nhiều cậu, dì của ông đã qua đời vì ung thư. Tuy nhiên, vì sao ông tiếp tục sống khỏe vẫn là điều bí ẩn. 
Giáo sư Andrew Sewell - giám đốc nghiên cứu Viện Bệnh nhiễm và miễn dịch thuộc Đại học Y khoa Cardiff - giải thích: "Với tiền sử ung thư trong gia đình ông James, không có gì ngạc nhiên khi ông ấy mắc bệnh. Điều đáng ngạc nhiên là ông ấy vẫn sống. Có nhiều dấu hiệu ban đầu cho thấy ông ấy có nhiều đặc điểm sinh học không bình thường".
Ông bắt đầu suy nghĩ vì sao mình mắc nhiều bệnh ung thư như thế mà vẫn còn sống. Dường như mỗi lần tế bào ung thư tấn công, các tế bào bạch cầu của ông (tế bào lympho T cùng tế bào lympho B giữ vai trò chính trong hệ miễn dịch) đã trả đũa quyết liệt. 
Ông tâm sự: "Nếu có một thứ gì đó trong máu giữ cho tôi sống, tôi cũng có thể giúp đỡ người khác chứ!".
Giáo sư Andrew Sewell - người tham gia dự án nghiên cứu tế bào T của ông James Hull - Ảnh: Đại học Cardiff
Giáo sư Andrew Sewell - người tham gia dự án nghiên cứu tế bào T của ông James Hull - Ảnh: Đại học Cardiff
Tế bào T tiêu diệt nhiều loại ung thư
Ông James Hull bèn tiếp cận với một số nhà nghiên cứu miễn dịch học tên tuổi và thuyết phục họ hợp tác trong dự án nghiên cứu liên trường đại học do Công ty Continuum Life Science tài trợ (công ty do ông thành lập năm 2016). 
Tháng 10-2018, các chuyên gia ung thư và miễn dịch hàng đầu của sáu trường đại học ở Anh đã hợp tác nghiên cứu tế bào máu của ông. Họ muốn biết vì sao tế bào T của ông lại có khả năng đáp trả tế bào ung thư mạnh mẽ và bất thường như thế.
Tháng 7-2019, tức 18 tháng sau khi đưa ra dự án nghiên cứu, ông nhận được thông báo từ giáo sư Andrew Sewell: "Máu của bạn đã tiêu diệt tế bào các bệnh ung thư khác". 
Trong phòng thí nghiệm Continuum tại Đại học Cardiff, các nhà khoa học đem tế bào T "siêu khỏe" của ông trộn với các mẫu tế bào ung thư của năm bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến tụy, gan, vú, ruột kết và hắc tố da.
Kết quả cho thấy tế bào T "siêu khỏe" không chỉ nhận biết, tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư của bản thân ông mà còn làm như thế đối với tế bào ung thư của các bệnh nhân khác. 
Trong khi đó trong các mẫu so sánh, tế bào ung thư vẫn tăng trưởng bình thường. Họ lặp lại thí nghiệm nhiều lần nhưng kết quả vẫn như nhau.
Trong ba tháng, nhóm nghiên cứu đã nhân bản các tế bào T của ông James nhưng vẫn chưa rõ các tế bào được sao chép nhân tạo này còn giữ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hay không? 
Tháng 12-2019, kết quả đầu tiên liên quan đến ung thư tuyến tụy cho thấy các tế bào sao chép vẫn "hung dữ" như vậy. Đã đến lúc mở rộng chương trình nghiên cứu và tìm những người như ông James vì ít có khả năng ông là người duy nhất có tế bào T "siêu khỏe".
Đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định khoảng 40 người còn sống có tế bào T "siêu khỏe" như ông James Hull. Hiện tại các tế bào T của sáu người đã cho kết quả tiêu diệt tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm tương tự của ông James nhưng ít mạnh hơn. 
Các tế bào này đã được sao chép thành công nhằm mục đích thực hiện phương pháp điều trị phổ quát. Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp toàn năng, nghĩa là chỉ cần sử dụng một phương pháp điều trị chung để điều trị cho nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Trước đây, văcxin giữ vai trò phòng ngừa bệnh nhiễm qua cơ chế sử dụng kháng nguyên tạo miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh. 
Còn trong điều trị ung thư hiện nay, văcxin có nguồn gốc từ tế bào miễn dịch sẽ giữ vai trò điều trị, kích thích hệ miễn dịch chống tế bào ung thư bằng nhiều cách mà không cần dùng đến ba phương pháp can thiệp truyền thống gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 
Bởi thế các nhà nghiên cứu tin rằng nếu lý giải được vì sao tế bào T của ông James Hull có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư sẽ mở ra bước đột phá lớn nhất trong điều trị ung thư từ nhiều thập kỷ qua.
Giáo sư Daniel M. Davis ở Đại học Manchester phấn khởi nhận định: "Chúng ta đang bắt đầu một cuộc cách mạng trong điều trị miễn dịch".

Công ty Continuum Life Science không phải là cơ quan nghiên cứu duy nhất theo đuổi liệu pháp phổ quát. Giáo sư Carl June ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã đưa ra phương pháp điều trị bằng CAR-T (tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm).

Các tế bào T được chỉnh sửa để tấn công tế bào ung thư rồi được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Kết quả đạt được rất đáng kinh ngạc, chủ yếu đối với bệnh bạch cầu, song chi phí rất tốn kém (khoảng 320.000 USD) và không thành công với khối u ung thư dạng rắn.

Trong nghiên cứu công bố hôm 20-1-2020 trên tạp chí Nature Immunology, nhóm nghiên cứu của giáo sư Andrew Sewell tại Đại học Cardiff (Anh) cũng thông báo đã chỉnh sửa gen làm cho một thụ thể của tế bào T biết phân biệt nhiều loại tế bào ung thư với tế bào lành để chỉ khoanh vùng tiêu diệt tế bào ung thư mà thôi.

Thử nghiệm này chỉ mới được thực hiện trên chuột và dự kiến sẽ tiến hành trên người trước cuối năm 2020.

Trong cuộc gặp các hãng dược lớn tại Nhà Trắng hôm 2-3, Tổng thống Donald Trump khuyến khích các nhà khoa học phát triển văcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona nhanh hơn.

Các hãng dược giải thích văcxin không thể sẵn sàng trong vài tháng mà mất tối thiểu một năm rưỡi vì phải bảo đảm an toàn.

Kỳ tới: Vì sao mất nhiều năm mới có văcxin?
HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.