Qua miền khô hạn - Kỳ 2: Miền đất gãy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày đẹp trời, người nông dân thức dậy bỗng thấy mảnh sân, con đường trước nhà tự dưng đổ sụp. Họ chỉ biết ngước mặt than trời!
Có hàng ngàn điểm gãy, sụp đất như thế này chỉ trong mấy tháng mùa khô ở Cà Mau - Ảnh: TIẾN TRÌNH
Có hàng ngàn điểm gãy, sụp đất như thế này chỉ trong mấy tháng mùa khô ở Cà Mau - Ảnh: TIẾN TRÌNH
Đất bằng bỗng gãy, sụp
Vừa qua cái tết, người dân vùng U Minh Hạ lại đối diện với mùa hạn - mặn lạ kỳ: không chỉ hàng trăm kênh rạch khô cạn, mà đất dưới chân bắt đầu nứt nẻ và gãy sụp.
Con lộ nhựa vắt qua vùng đất ven rừng nối trung tâm tỉnh lỵ với phía tây Cà Mau vừa hoàn thành trong niềm vui của người dân vùng "khỉ ho cò gáy". 
Nhưng chưa được bao lâu, nỗi lo lắng lại nặng nề khi người ta phát hiện các vết nứt dài, rồi bỗng dưng sụp sâu. Nó không ổ gà, ổ voi hay hư hỏng dần mà bất ngờ gãy sụp sâu hút.
Ông Lý Văn Chí (68 tuổi, nhà ấp Cơi 6, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nói sáng sớm mở cửa nhà đã thấy cảnh "lạ lùng" ấy diễn ra trước mắt, như thể đất dưới chân bọng rỗng. "Sụp đều trời hết rồi. 
Dưới vùng Đá Bạc sụp còn thấy ghê hơn", bà Hà Thị Mau nói từ thời về vùng này khẩn hoang tạo dựng cuộc sống, đây là lần đầu bà mới thấy cảnh đất sụp sâu một cách kỳ lạ. "Mình sợ đang đi thì đất sụp, nó vùi mình xuống thì chết", bà lo lắng.
Trung tâm chợ Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây) nằm bên ngã tư, nơi những con sông từ miệt rừng, miệt ruộng, miệt biển hợp lưu. 
Tuy gặp nhau một mối nhưng những con sông lại "chỏi" nhau. Khi mùa hạn đến, nước mặn theo sông từ biển vào lấn lướt nguồn nước ngọt chảy về ruộng rẫy. Lúc này, những cánh cổng phải sụp xuống để cách ly nước mặn, bảo vệ nguồn nước cho vụ lúa hè thu.
Ngay từ trước tết, khi cả bốn con sông chảy về vàm Đá Bạc đều khô cạn, đất trước nhà ông Mã Khánh Lũy (59 tuổi, ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây) ở đầu voi, vốn được kè kiên cố, bị nứt gãy rồi sụp sâu cả thước. 
Nhà ông Hùng, bà Bơ gần đó cũng cùng cảnh. Dân sông nước không lạ gì nạn sạt lở bờ sông. Nhưng chuyện đất sụp khiến nhiều người rất lo lắng. Chỉ căn nhà bỗng dưng bị "hạ độ cao" sâu hút, bà Trần Thị Bơ (56 tuổi) than tiếc căn nhà không nỡ bỏ, còn giữ lại thì không biết nó lại sụp lúc nào.
Ông Nguyễn Cảnh Hạnh, phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, cùng chúng tôi men theo những con rạch khô cạn. Nơi những điểm nứt gãy rồi sụp xuống cứ như vết thương lạ lẫm khắc trên những mảnh đất hiền lành. 
Ông nói cán bộ xã liên tục cập nhật những điểm đứt gãy mới, vị trí được đánh dấu theo ranh đất của những hộ dân. Nhà Sáu Phú, Út Dũng, Năm Chinh... bị sụp lún tuần rồi. Ngày qua ngày lại có những người dân hớt hải báo đất nhà mình bị sụp. Theo đó là những con lộ, hàng dừa, bờ ruộng... cũng bị phá hủy.
Con lộ từ Khánh Bình Tây đi Khánh Hải vừa hoàn thành hồi tháng 10 năm ngoái đã đổ sụp theo những khu đất gãy. Nhiều kế hoạch của người dân phát triển kinh tế theo tuyến lộ vì vậy cũng gãy theo. 
"Đất nó gãy nên lộ mới sụp theo. Anh coi bờ chuối, bờ dừa cũng bị sụp xuống sâu hết", lãnh đạo xã Khánh Bình Tây nói rằng có lẽ do nắng nóng và sông khô cạn không bù được chân nước ngầm đã làm đất gãy, sụp.
Gãy, sụt đất làm hư hại hàng loạt tuyến đường ở Cà Mau - Ảnh: TIẾN TRÌNH
Gãy, sụt đất làm hư hại hàng loạt tuyến đường ở Cà Mau - Ảnh: TIẾN TRÌNH
"Thương tích" khắp vùng
Nạn đất sụp không chỉ xuất hiện một nơi ở Cà Mau, mà hầu như nơi nào con sông bị khô cạn thì lại xuất hiện đất nứt gãy. Nghiêm trọng nhất có lẽ là tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.
Mấy hôm trước, hàng cây vú sữa đang trái của nhà ông Tư Bạch (Diệp Văn Bạch, ấp 4, xã Khánh Bình Đông) đang xanh tốt bỗng bị xô ngã xuống dòng kênh khô. Cả nhà ông Bạch ngỡ ngàng. Khoảng sân trước nhà đã gãy đôi, sụp sâu gần 1m. "Ban đầu chỉ thấy một đường nứt nẻ kéo dài qua sân. Nghĩ vậy thôi, không ngờ đất sụp quá cỡ", ông Bạch than.
"Hạn hán kiểu này thì chuyện gì cũng có thể xảy ra", lão nông nói lo lắng không chỉ riêng nhà ông. Xóm giềng cũng đang xôn xao với những vụ đất đai nứt gãy mà họ không hiểu do đâu. 
Có người mang điện thoại ra quay cảnh đất sụp trước nhà mình cho hàng xóm coi như hiện tượng lạ. Nhưng khi đăng lên mạng xã hội thì họ mới biết không có gì lạ nữa. Bởi những vết nứt gãy cũng xảy ra nhiều nơi trong xã, trong huyện...
"Đến thời điểm này đã có 157 điểm đất nứt gãy, sụt lún... Đây chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng, bởi đang xuất hiện nhiều điểm cùng dấu hiệu", chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông Đỗ Văn Sử lo lắng. 
Khi ông cung cấp số liệu vừa đo đạc chiều qua thì anh cán bộ trẻ chạy vào báo: "Người dân gọi điện cho hay vừa thêm bốn điểm đất gãy sụt. Làm báo cáo chưa ráo mực đã lạc hậu".
Hiện trạng nhiều đến mức xã phải làm bảng thống kê hơn chục trang giấy cũng chưa liệt kê hết số vụ sụp đất diễn ra khắp nơi. 
Để dễ nắm bắt, bảng thống kê được lập theo những tuyến kênh và nhà dân bị thiệt hại, như kênh Trâm Bầu xảy ra tại vị trí nhà ông Nguyễn Văn Đỏ, Võ Văn Đô, Lê Văn Thử...; kênh Xóm Vườn sụp đất tại khu nhà bà Trần Thị Út; kênh Bến Mã nhà Lê Minh; kênh Cây Táo nhà Kim Cương...
"Đầu tiên là ngày 27-12, đất đứt gãy xảy ra ven kênh Trâm Bầu, ấp Lung Bạ. Sau này nhiều quá, em không tài nào nhớ hết", Trương Văn Tỉnh, cán bộ xã Khánh Bình Đông, nói khô hạn khắc nghiệt đã làm hầu hết tuyến kênh rạch trên địa bàn kiệt nước.
"Hiện chỉ còn lại một, hai tuyến kênh trục còn ít nước. Còn hàng chục con kênh tẻ đã khô cạn nước", ông Sử nói tình trạng khô hạn chỉ diễn ra một lần vào năm 2016 nhưng cũng trong thời gian ngắn. Mọi năm, mùa khô hạn bắt đầu từ tháng 2.
Nhưng năm nay mới tháng 11 năm trước hạn đã tới. Dù trước đó đã có những cảnh báo nhưng dân vẫn bán tín bán nghi. Đến khi những vết nứt xuất hiện rồi sụt lún nghiêm trọng nhiều nơi thì chỉ biết gồng mình gánh chịu. 
"Chính quyền chỉ biết khuyến cáo người dân gắng giảm thiểu thiệt hại. Như chủ động chặt hạ cây, giảm vật nặng ven kênh rạch để giảm áp lực lên đất. Nhưng nhiều nơi không có vật nặng thì đất vẫn sụp", ông Sử lo lắng.
Báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn điểm đất sụp lún diễn ra liên tục từ đầu mùa khô năm nay. Một vùng khô hạn phải gánh chịu nhiều tổn thương chưa từng có. 
Để tránh những thiệt hại do thiên tai gây ra, có ý kiến đề nghị mở các cống ngăn mặn để cứu lấy những con sông. Khi sông được giải cứu thì đất cũng sẽ được nâng đỡ, hạn chế chuyện gãy sụp.
Tuy nhiên, ý kiến này cũng gặp khó. Bởi nếu đưa nước mặn vào chữa hạn thì đất sẽ nhiễm mặn. Vùng đất gãy sụt đã chịu nhiều tổn thương vì vậy vẫn đang oằn mình với thương tổn ngày càng nhiều hơn...

Bán đảo Cà Mau bị thiệt hại nghiêm trọng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mực nước trên các kênh, mương khô cạn rất nhanh.

Đã có trên 18.000ha lúa bị thiệt hại; 43.000ha rừng đang báo động cháy; trên 900 vị trí ven kênh rạch và đường giao thông ven kênh rạch bị sụp lún, sạt lở với chiều dài trên 22km.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết những thiệt hại trên chủ yếu là do vùng ngọt hóa bị thiếu nước sản xuất, sông rạch khô cạn, chênh lệch mực nước giữa trong và ngoài vùng ngọt hóa rất lớn. Hạn hán dự báo sẽ kéo dài. Vì vậy, thiệt hại trong thời gian tới có thể rất lớn...

"Bỏ rồi", người nông dân phải dùng từ "bỏ" như để tự an ủi mình quên đi những đồng lúa khô cháy.
Kỳ tới: Một mùa vụ "bỏ đi"
Theo TIẾN TRÌNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.