Săn lùng 'kẻ trộm báu vật' của đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có một loài chuột chuyên rình mò, ăn trộm sâm Ngọc Linh. Người dân địa phương thường gọi loài chuột này với cái tên mỹ miều: chuột quý tộc và tổ chức săn lùng 'kẻ trộm báu vật' của đại ngàn.
Trai làng mang theo bẫy đi tuần tra quanh vườn sâm. Ảnh: Đức Nhật
Lưng chừng núi Ngọc Linh ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển có một loài thực vật được xem là quốc bảo của Việt Nam, báu vật của đại ngàn: sâm Ngọc Linh. Và cũng ở cái nơi giao thoa giữa đất và trời ấy, có một loài chuột chuyên rình mò, ăn trộm sâm. Người dân địa phương thường gọi loài chuột này với cái tên mỹ miều: chuột quý tộc.
“Kẻ trộm” báu vật
Hằng năm, vào khoảng tháng 7 - 9, cây sâm Ngọc Linh bắt đầu trổ hoa, đậu quả dưới tán rừng già. Đây cũng là thời điểm những chú chuột tinh khôn kéo nhau đến cắn phá loài cây quý.
Nhóm bảo vệ đặt bẫy trong vườn sâm. Ảnh: Đức Nhật
Sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là loại dược liệu quý hiếm nên được các doanh nghiệp, tổ chức và người dân bí mật trồng trong rừng sâu, dưới những tán cổ thụ. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới được theo chân những người dân đi thăm vườn sâm trên dãy Ngọc Linh này.
Dẫn đường cho chúng tôi là một nhóm thanh niên thôn Đăk Dơn (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông). Chuyến đi lần này của họ là tuần tra bảo vệ vườn sâm và săn bắt những “kẻ trộm” báu vật của đại ngàn.
Sau hơn 2 giờ băng rừng, vượt qua nhiều lớp hàng rào bằng tre, lưới và những hố chông tua tủa, vườn sâm cũng dần hiện ra trước mắt chúng tôi.
Anh A Ngôm (trưởng thôn Đăk Dơn) vừa đặt những chiếc bẫy trên đường đi vừa giới thiệu, từ xa xưa người Xê Đăng ở xã Măng Ri đã biết đến công dụng của sâm Ngọc Linh. Họ lên rừng hái sâm về ngâm rượu, làm thuốc hoặc bán lại cho người Kinh với giá rất rẻ.
Sau này, khi giá trị về kinh tế của sâm Ngọc Linh đã được khẳng định, bà con người Xê Đăng tìm cách trồng sâm để làm giàu trên mảnh đất cha ông. Năm 2014, hàng chục hộ dân tại thôn Đăk Dơn xin vào làm công nhân tại các công ty trồng sâm trên địa bàn. Công việc chủ yếu của họ là chăm sóc, bảo vệ nguồn giống sâm. Đồng thời họ cũng được công ty cấp cho mỗi người 100 gốc sâm/năm. Số sâm này bà con trồng chung trong một khu vườn bí mật và cắt cử người trông coi. Cũng từ đây diện tích sâm của bà con được mở rộng.
Không phải ai cũng được thưởng thức thịt chuột “quý tộc”
Đặt chiếc bẫy kẹp vào hốc cây cổ thụ, anh Ngôm kể tiếp, bẵng đi vài năm cây sâm cứ thế lớn dần lên. Thế nhưng đến một ngày người dân trồng sâm bỗng phát hiện những gốc sâm cứ héo dần rồi chết khô. Khi kiểm tra lại thì củ sâm đã bị đánh cắp. Đối với những cây già hơn, trái sâm chín mọng trên cành cũng bị cuỗm sạch.
Sau nhiều lần điều tra, tìm hiểu người dân trong thôn mới vỡ lẽ thủ phạm phá hoại chính là lũ chuột rừng và chuột chũi. Theo người dân tính toán, mỗi ngày vườn sâm thiệt hại trên 5 triệu đồng vì bị chuột phá. Vì chuyên ăn sâm nên người dân bắt đầu đặt tên cho chúng là chuột “quý tộc”. Cũng từ đây những cuộc săn lùng chuột bắt đầu được tiến hành rầm rộ.
Chỉ đãi khách quý
Câu chuyện vừa kết thúc, nhóm thanh niên làng Đăk Dơn cũng vừa đặt xong hàng trăm chiếc bẫy quanh vườn sâm. Những chiếc bẫy đặt trước đó cũng được kiểm tra lại. Tuy nhiên đêm trước trong rừng có mưa lớn nên không chiếc bẫy nào dính chuột. Cả nhóm liền dắt nhau về chòi canh được dựng đơn sơ cách vườn sâm không xa lắm.
Anh A Chung, đội trưởng đội bảo vệ vườn sâm, kéo khách vào bên trong nhà sàn rồi thổi lửa để xua đi cái giá lạnh ngoài trời. Trên gác bếp, hàng chục con chuột “quý tộc” đã được làm thịt và xâu thành từng xâu vàng ươm, bắt mắt.
Thịt chuột được hong trên gác bếp để bảo quản
Anh Chung cho biết ngoài cách dùng gậy đánh, bắn nỏ, người dân nơi đây còn đặt nhiều loại bẫy khác nhau để hạn chế chuột phá vườn sâm. Phổ biến nhất là bẫy kẹp bằng tre tự chế, bẫy kẹp bằng sắt, bẫy thòng lọng, bẫy đá để bắt chuột. Những loại bẫy này không cần dùng mồi mà chỉ cần đặt vào lối mòn chuột hay đi. Khi chúng đi qua, bẫy sập xuống là chuột bị mắc kẹt lại. Tuy nhiên, loài chuột cũng rất tinh khôn, khi những con đi trước bị mắc bẫy, những con đi sau sẽ biết nơi có nguy hiểm và né tránh không dám bén mảng đến nữa.
Những người trong thôn bảo rằng muốn trồng sâm Ngọc Linh chỉ có cách ươm từ hạt. Thế nhưng cả vườn sâm rộng hàng trăm héc ta, mỗi năm cũng chỉ cho thu hoạch vài chục ký hạt. Sâm Ngọc Linh quý hiếm là vậy, nhưng đến mùa trổ hạt, lũ chuột cứ đu lên cây sâm rồi ngồi gặm nhấm hạt. Đó là chưa kể đến những củ sâm lớn có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng chỉ sau một đêm đã bị lũ chuột ăn sạch. Bởi vậy loài chuột này trở thành kẻ thù lớn nhất của người trồng sâm.

Anh A Ngôm kể: “Sau khi bẫy được chuột, chúng tôi mang về mổ, thui vàng rồi treo lên gác bếp. Vì chuyên ăn sâm nên thịt chúng rất bổ dưỡng. Mỗi mùa như thế chúng tôi bắt được khoảng 300 - 400 con rồi chia đều cho mỗi người đem về nhà để dành. Số chuột này sẽ dùng làm món ăn trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, lễ Mừng lúa mới và đặc biệt là để đãi những vị khách quý đến thăm nhà”

Cũng vì chuyên ăn dược liệu quý nên thịt loài chuột này được xem như đặc sản của người Xê Đăng ở Măng Ri. Chỉ khi có các dịp lễ lớn hoặc khách nào quý lắm, thịt chuột “quý tộc” mới được đem ra sử dụng. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Khi đưa ra khỏi gác bếp, thịt chuột được luộc sơ qua. Sau đó nếu muốn làm canh thì nấu với măng rừng muối chua. Làm đồ nhắm rượu thì nướng trên bếp lửa. Hay ăn chung với cơm thì xào cùng ruột cây chuối rừng. Cũng có lúc thịt chuột được chặt nhỏ rồi xào xả ớt.
Ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri, xác nhận: “Chuột quý tộc là món ăn đặc sản, được dùng vào các dịp hội làng, lễ tết. Đặc biệt, món ăn này cũng được bà con dùng để đãi khách quý đến nhà, khách du lịch đến tham quan”.
Đức Nhật (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.