Đón Tết ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm, đang mùa sóng to gió lớn, song những chuyến tàu HQ 561, KN 490 và KN 491 vẫn vượt sóng mang những phần quà gồm các loại thực phẩm rau, củ, quả, gạo nếp, thịt heo, lá dong; đặc biệt là  những cây quất, hoa lan từ đất liền gửi đến cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là tình cảm của người dân đất liền gửi đến quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ vùng biển thiên liêng của Tổ quốc đón Tết cổ truyền dân tộc.
Chở mùa xuân ra đảo
Cũng như mọi năm, Quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) những ngày cuối năm 2019 nhộn nhịp bởi lễ thay-thu quân, đặc biệt là các chuyến hàng thăm, tặng quà, chúc Tết Canh Tý 2020 cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Chương trình do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức mang nhiều ý nghĩa và đầy cảm xúc.  Những chiếc xe tải vận chuyển các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu từ mọi miền của Tổ quốc tập kết rất trang trọng. Quà tặng được bao bọc cần thận trong các bọc nilong để tránh gió, nước biển ghi tên các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…  gửi đến cán bộ, chiến sỹ và người dân sinh sống ở các điểm đảo nhanh chóng được các chiến sỹ cẩn thận chuyền tay nhau đưa lên các boong tàu HQ561, KN 490 và KN 491 chuyển vào kho lạnh đưa ra các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa. Hầu hết quà Tết năm nay đều mang hương vị đặc trưng của mọi miền đất nước như các loại thực phẩm khô, rau, củ quả, bánh kẹo, mứt, gạo nếp, đậu xanh, lá dong, heo… để các điểm đảo sửa soạn, chuẩn bị mâm cỗ  ngày Tết. 
Hoa lan Đà Lạt chuẩn bị vận chuyển ra các điểm đảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hoa lan Đà Lạt chuẩn bị vận chuyển ra các điểm đảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ngoài các phần quà của Trung ương, địa phương và Bộ quốc phòng, năm nay quân và dân Trường Sa  nhận được nhiều tình cảm và sự quan tâm của người dân cả nước như Câu lạc bộ “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”; Hội cựu chiến binh Trường Sa tỉnh Hà Nam; Nhà văn hóa Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh;  Báo Người Lao động; Hiệp hội Hoa Đà Lạt… Ông Phan Thanh Sang- Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết: “Đây là năm thứ 7 Hiệp hội gửi tặng hoa lan cho cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa đón Tết cổ truyền dân tộc. Năm nay, Hiệp hội gửi tặng 600 giò hoa lan Hồ Điệp cùng khoảng 30 giá thể cho các đảo chìm trồng rau thủy canh nhằm tiết kiệm được nguồn nước tưới. Chúng tôi hy vọng những người lính sẽ khắc phục khó khăn đón một mùa xuân ấm áp, sum vầy”.
Theo Thượng tá Nguyễn Đức Độ- Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 (Bộ tư lệnh vùng 4 Hải Quân), tất cả hàng Tết gửi tặng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa đều được chuẩn bị rất chu đáo và có hương vị Tết cổ truyền dân tộc như bánh mứt, gạo nếp, lá dong, thịt heo… cùng các loài hoa đặc trưng trong ngày Tết như hoa lan, quất… thể hiện sự quan tâm của đồng bào cả nước với Trường Sa. Đây là nguồn động viên to lớn giúp cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. 
Đọc thư từ đất liền gửi ra. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đọc thư từ đất liền gửi ra. Ảnh: Nguyễn Diệp
 Đón Tết ở Trường Sa 
Trong chuyến hải trình nhiều ngày vượt sóng to gió lớn cùng đoàn công tác trên chuyến tàu HQ 561 đưa quà Tết ra các đảo: Đá Lớn, Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan và Phan Vinh, hầu hết mọi người trên tàu đều cảm nhận không khí Tết đã đến với những người đang thực hiện nhiệm vụ canh giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt giữa biển khơi nên việc bảo quản thực phẩm, hoa và các phần quà gặp khó khăn gấp đôi so với trong đất liền. Vượt qua những khó khăn này, cán bộ, chiến sỹ phục vụ trên tàu đã thực hiện tốt việc bảo quản quà Tết để đưa đến từng điểm đảo trong chuyến hải trình là kết quả tự hào để cán bộ, chiến sỹ và người dân đón Tết vui vẻ, ấm cúng...
Gói bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Gói bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Khi tàu vừa cập cảng đảo Đá Lớn, cán bộ, chiến sỹ rất phấn khởi và nhiệt tình đón tiếp đón đoàn công tác từ đất liền. Những phần quà nhanh chóng được chiến sỹ chuyển lên đảo, đặc biệt hai loài hoa quất, hoa lan vẫn còn tươi sắc mang đến hơi thở mùa xuân. Chiến sỹ Phan Thanh Thiện (đảo Đá lớn C) cho hay: Những ngày cận Tết, cán bộ, chiến sỹ trên đảo tổ chức gói bánh chưng, còn đêm giao thừa mọi người cùng  quây vần tại Hội trường lớn để tổ chức các trò chơi dân gian như hái hoa dân chủ, văn nghệ, nhận lì xì… không khí ấm cúng như một gia đình trong đất liền. Còn chiến sỹ Nguyễn Trần Qúy (đảo Tiên Nữ) vui vẻ cho biết thêm: Ăn Tết ở đảo cũng vui và đầy đủ những món ăn và trò chơi truyền thống trong những ngày Tết. Cán bộ, chiến sỹ cùng sum vầy tham gia nhiều hoạt động như trang trí hoa Tết, tổ chức các hội thi nấu bánh chưng, nấu ăn… tạo không khí vui vẻ và đầm ấm.
Thượng tá Nguyễn Đức Độ- Phó Lữ đoàn trưởng Lữ doàn 146 (Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân) cho hay: “Năm nay chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ở đảo Trường Sa đón Tết. Trong đó, tập trung các mặt hàng tươi sống đảm bảo chất lượng. Năm nay, cán bộ, chiến sỹ và người dân ở các đảo nhận được nhiều tình cảm của cấp ủy chính quyền và nhân dân cả nước khi gửi nhiều phần quà để đón Tết. Để đảm bảo cán bộ, vui xuân đón Tết, mọi hoạt động  không khác trong đất liền. Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao thu hút cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tham gia hưởng ứng mang lại không khí vui vẻ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc… 
Trang trí chuẩn bị đón Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trang trí chuẩn bị đón Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Không chỉ ở đảo mà chuyến tàu HQ 561 đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết mà ở tất cả các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa mùa xuân đã về và những người lính Hải quân Việt Nam vẫn đang vững chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.