18 năm ký ức kinh hoàng, ám ảnh thảm họa khủng bố 11/9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào ngày này 18 năm trước, nỗi kinh hoàng bao trùm nước Mỹ khi những máy bay bị khủng bố khống chế tấn công tòa nhà Tháp đôi, cướp đi hàng nghìn sinh mạng.

Ngày 11/9/2001, bốn chuyến bay thương mại bị khủng bố tấn công, kiểm soát và điều hướng đâm vào các địa điểm trong đó có Tháp đôi New York City, Mỹ. Thảm họa xảy ra khi người dân New York đang trong giờ cao điểm vội vã đến công sở hoặc trường học.

8 giờ 46 phút, chuyến bay 11 của American Airlines, đến Los Angeles, bị các thành viên của Al-Qaeda chiếm quyền điều khiển tại sân bay Boston và bay vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới.

Người dân sững sờ và hoài nghi khi khói từ tòa nhà bốc lên nghi ngút, tự hỏi liệu có lẽ đó là một tai nạn, cho đến 17 phút sau, máy bay thứ hai, chuyến bay 175 của United Airlines, đâm vào Tháp Nam lúc 9h03.

Đến 10h30, Tòa tháp đôi sụp đổ, khiến mọi người phải chạy trốn vì khắp nơi phủ đầy bụi và mảnh vụn. Cách đó 370 km, chuyến bay 77 của American Airlines bay vào tòa nhà Lầu năm góc ở Virginia lúc 9h37 và chuyến bay 93 của United Airlines rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.

Trong vòng chưa đầy hai giờ, 2.996 người thiệt mạng và hơn 6000 người bị thương.

Nước Mỹ chấn động. Thế giới bàng hoàng.


 

 Hình ảnh máy bay 175 của United Airlines bị cướp quyền kiểm soát sắp đâm vào tòa tháp thứ hai của Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: AP).
Hình ảnh máy bay 175 của United Airlines bị cướp quyền kiểm soát sắp đâm vào tòa tháp thứ hai của Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: AP).
Một vụ nổ dữ dội làm rung chuyển tòa tháp phía nam của Trung tâm Thương mại Thế giới khi chuyến bay 175 của United Airlines bị cướp đâm vào tòa nhà. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images
Một vụ nổ dữ dội làm rung chuyển tòa tháp phía nam của Trung tâm Thương mại Thế giới khi chuyến bay 175 của United Airlines bị cướp đâm vào tòa nhà. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images
Người dân nhìn lên khi Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Người dân nhìn lên khi Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Một số người mắc kẹt bên ngoài cửa sổ Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sau khi máy bay tấn công vào tòa nhà. (Ảnh: Jose Jimenez / Primera Hora / Getty Images)
Một số người mắc kẹt bên ngoài cửa sổ Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sau khi máy bay tấn công vào tòa nhà. (Ảnh: Jose Jimenez / Primera Hora / Getty Images)
Một người đàn ông phủ đầy bụi bên ngoài Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Một người đàn ông phủ đầy bụi bên ngoài Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
 Người dân khóc trên đường phố khi họ chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố. (Ảnh: Ernesto Mora / AP).
Người dân khóc trên đường phố khi họ chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố. (Ảnh: Ernesto Mora / AP).
Người đàn ông không rõ danh tính bị rơi từ Tháp Bắc. (Ảnh: AP)
Người đàn ông không rõ danh tính bị rơi từ Tháp Bắc. (Ảnh: AP)
 Nhân viên mật vụ Thomas Armas đưa một phụ nữ bị thương lên xe cứu thương. (Ảnh: Thomas Monaster / NY).
Nhân viên mật vụ Thomas Armas đưa một phụ nữ bị thương lên xe cứu thương. (Ảnh: Thomas Monaster / NY).
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thì thầm vào tai tổng thống khi đó, ông George W. Bush để cho ông biết về vụ máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới trong chuyến thăm Trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. (Ảnh: Doug Mills / AP)
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thì thầm vào tai tổng thống khi đó, ông George W. Bush để cho ông biết về vụ máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới trong chuyến thăm Trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. (Ảnh: Doug Mills / AP)
Người dân chạy khi một trong những tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. (Ảnh: AP)
Người dân chạy khi một trong những tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. (Ảnh: AP)
 Các nhân viên FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại nơi xảy ra vụ việc ở Lầu Năm Góc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Các nhân viên FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại nơi xảy ra vụ việc ở Lầu Năm Góc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
 Một bức ảnh trong đống đổ nát. (Ảnh: Nathan Edwards)
Một bức ảnh trong đống đổ nát. (Ảnh: Nathan Edwards)
 Tổng thống George W. Bush theo dõi tin tức về các cuộc tấn công.
Tổng thống George W. Bush theo dõi tin tức về các cuộc tấn công.
Một chiếc đồng hồ đã ngừng tại Lầu Năm Góc.
Một chiếc đồng hồ đã ngừng tại Lầu Năm Góc.



PHƯƠNG ANH (Nguồn: News.com.au/VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...