Người đàn ông kỳ dị nửa đêm đem xác hài nhi ra nghĩađịa chôn trộm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc chôn xác thai nhi của ông Bao dù đã trải qua gần chục năm, song vẫn là kì quặc, kinh dị, gây cảm giác ghê sợ cho người dân trong làng.
Kỳ 3 (kỳ cuối): Công việc kỳ quặc
Sau khi tìm được người đàn bà chuyên ném xác thai nhi xuống sông, ông Vũ Xuân Bao (thôn Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định) tìm gặp cha xứ ở giáo xứ Quần Vinh đề đạt nguyện vọng làm “tang lễ” cho các hài nhi xấu số và đã được cha xứ hết lòng ủng hộ. Cha xứ quyết định cấp tiểu sành, “quan tài” là những bát hương với số lượng theo yêu cầu cho ông Bao làm công việc âm thầm mà đặc biệt này. Từ đó, ông Bao không đi dọc sông vớt hài nhi nữa, mà ông đến trực tiếp khoa sản của các bệnh viện, các trung tâm sản khoa để đề đạt nguyện vọng đem các hài nhi về mai táng.
Những ngày đầu, hành động của ông được cho là quái gở, nên người ta xua đuổi. Tuy nhiên, ông cứ kiên trì gặp bác sĩ, y tá nói về niềm tin của người công giáo với linh hồn thai nhi. Nói riết rồi cũng có một số nơi đồng ý cung cấp thai nhi bị loại bỏ cho ông, chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Các bệnh viện Nhà nước, trạm xá thường ngại ngùng, sợ rắc rối nên không hợp tác. Thai nhi nhỏ thì họ trút bừa xuống cống rãnh, hoặc tống vào thùng rác như phế phẩm bệnh viện, còn thai nhi lớn thì họ thuê người chôn bừa bãi như chôn con chuột, con mèo chết dịch rất thương tâm.
Là đàn ông, đi làm công việc liên quan đến sinh sản nên rất bất tiện. Đúng lúc đó thì xuất hiện sự trợ giúp của bà Hương, là người hàng xóm. Bà Hương đến với công việc này cũng rất tình cờ. Bà làm hàng xén, tức bán hàng tạp hóa ngoài chợ huyện. Một lần, sáng sớm dọn hàng, thấy có bọc nilon đen vứt cạnh thùng rác, ruồi bu kín mà hình như bên trong túi nilon có con gì đang động đậy. Tò mò, bà Hương mở túi. Bà suýt lăn đùng ra ngất khi thấy một hài nhi to như hoa chuối đang giãy giụa, mắt mở thao láo nhìn bà.
Bà Hương khóc thét lên. Bà bế đứa bé về tắm rửa, đổ từng giọt sữa cho bé ăn. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau bé ngừng giãy đạp và ngừng thở. Đôi mắt cứ trừng trừng nhìn bà. Ông Bao biết chuyện liền tìm đến mang cháu về, làm lễ rửa tội, xức nước thánh và đặt tên cho cháu. Xong xuôi, ông cho cháu vào quan tài gỗ nhỏ xíu do ông tự đóng, rồi đêm xuống đem cháu ra nghĩa địa mai táng.
Trước đó, việc làm của ông Bao hoàn toàn bí mật, không ai trong làng ngoài xã biết cả. Lúc đấy bà Hương cũng mới biết ông Bao âm thầm làm công việc mai táng thai nhi từ nhiều tháng nay. Thấy ông Bao vất vả, lại làm việc nghĩa, bà Hương cảm động nên đã tình nguyện giúp đỡ ông Bao. Là đàn bà, nên việc đến các cơ sở sản khoa lấy thai nhi rất thuận tiện. Hễ cơ sở nào chuẩn bị nạo hút thai, họ lại điện cho bà Hương đến lấy. Thai nhi vừa được hút ra, bà Hương liền đem về cho ông Bao làm lễ mai táng.
Việc làm của ông Bao dần dần cũng được các cơ sở nạo phá thai hiểu đúng và họ hợp tác nhiệt tình. Nhiều cơ sở cử người mang thai nhi đến tận nhà cho ông Bao. Họ cứ đến, treo lên cây nhãn trước nhà, rồi lặng lẽ đi luôn, không để ai biết.
Có lần, một người treo thấp quá, con chó nhà ông lôi xuống, ăn hết thai nhi. Chẳng biết ông Bao kể có khách quan không, nhưng đêm ấy, bỗng dưng con chó nhà ông phát điên, cứ tru tréo suốt đêm, khiến cả làng rùng rợn, không ai ngủ được. Đêm nằm, ông Bao còn nghe thấy tiếng trẻ con than khóc. Sớm hôm sau, ông làm lễ cầu an cho các linh hồn cháu bé, rồi giết con chó đem chôn. Ông làm chiếc hòm tôn như hòm thư đóng lên cây nhãn. Người mang hài nhi đến bỏ vào trong chiếc hòm tôn cho an toàn.
Ngày nào cũng vậy, khi người dân say giấc nồng, ông Bao lại đem các hài nhi ra mé làng làm các nghi lễ theo công giáo để linh hồn các hài nhi thanh thản. Xong các nghi lễ, ông đặt các hài nhi vào chiếc tiểu sành, rồi lấp tạm đất lại. Khi nào tiểu sành chứa đầy các thai nhi, thì ông cải táng vào nghĩa địa của xứ đạo Quần Vinh.
Dù việc làm của ông hết sức bí mật, âm thầm, song cuối cùng cũng bại lộ. Người dân trong xóm phản đối ghê lắm. Họ không muốn ông đem các thai nhi về làng mai táng, việc đó chẳng khác nào rước thêm ma về làng.
Làm ma cho các cháu ngoài đồng không được, ông đem các hài nhi vào nhà kho của nhà dòng. Tuy nhiên, được một thời gian, nhân dân ở cạnh đó cũng phát hiện và “biểu tình” phản đối. Ông chuyển việc làm ma và gom giữ các hài nhi sang nhà đòn cũng không được chấp nhận. Bí quá, ông rước hết hài nhi về chái nhà mình.
Hành động đem hài nhi về nhà mình làm tang ma khiến cả gia đình ông phản đối. Người phản đối mạnh mẽ nhất là vợ ông. Tuy nhiên, ông cứ ì ra, mặc vợ ca thán. Bà Hiên kêu ca mãi rồi cũng chán. Sau thấy việc làm của ông có ý nghĩa, thì cũng mặc kệ.
Riêng cậu con khi lấy vợ về, đã mua mảnh đất nơi khác rồi dựng tạm ngôi nhà nhỏ để ở, vợ chồng không dám về nữa. Từ ngày biết ông đem hài nhi về nhà cất giữ, làng xóm xa lánh hẳn, không ai dám đến nhà ông. Bọn trẻ con trong làng nhìn thấy ông Bao thì chạy mất. Trẻ con hư, cha mẹ thường lấy ông Bao ra dọa.
Thấy việc mua tiểu sành chôn cất hài nhi vừa tốn kém tiền bạc, lại tốn kém diện tích đất chôn, nên ông Bao đã xây hai lăng mộ to tướng để an táng hài nhi. Hai lăng mộ này có khả năng chứa được cả vạn hài nhi xấu số.
Việc làm của ông Vũ Xuân Bao trong con mắt người dân xứ đạo Quần Vinh, dù đã trải qua gần chục năm, song vẫn là kì quặc, kinh dị, gây cảm giác ghê sợ. Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu và thông cảm với việc làm của ông.
Đã có nhiều cô gái, nhiều bà mẹ trót lỡ lầm, phải phá bỏ thai nhi, đã tìm ra hai ngôi mộ kia thắp hương, khấn vái, khóc lóc ghê gớm lắm. Nhìn thấy lăng mộ to tướng giữa cánh đồng, nhìn thấy hài nhi xếp chồng chất trong mộ, con người sẽ biết sợ, biết trân trọng sự sống, mà quyết tâm không phạm sai lầm. Đó là mong ước lớn nhất của ông Bao khi dựng lên hai lăng mộ tập thể chôn cất hài nhi này. Ý nghĩa đó thật đáng trân trọng.
Kiến Thức (Theo PV/ VTC)

Có thể bạn quan tâm

Nhiếp ảnh và du lịch

Nhiếp ảnh và du lịch

Ngắm những bức ảnh làng nghề đẹp ngất ngây từ mọi miền đất nước, tôi lại mường tượng ra hình ảnh của nước mắm Nam Ô, của chiếu Cẩm Nê, của đá Non Nước… đầy rung động rải khắp các phương tiện truyền thông xã hội.
Đi về miền Dao: Người Dao lên đèn

Đi về miền Dao: Người Dao lên đèn

Đánh dấu sự trưởng thành, lập gia đình, đau ốm mãi không khỏi, hay cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu, hoặc chuẩn bị cho kiếp sống ở thế giới bên kia..., người Dao tổ chức lễ lên đèn theo các thứ bậc 3 - 7 - 9, riêng 12 đèn là lễ cúng lớn nhất của đời người dân tộc Dao.
Đi về miền Dao: Cái lý của người Dao

Đi về miền Dao: Cái lý của người Dao

Đang đi trên con đường liên thôn ở bản Trung Hồ, Phìn Ngan (H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai), trời mưa nhẹ, Lò Lở Mẩy đột ngột tấp vào lề, ra dấu dừng xe, đoạn bảo: "Có thầy cúng đang đi hành lễ, mình phải đứng lại, nhường thầy đi trước". Hỏi vì sao? Mẩy bảo: "Cái lý người Dao mình nó thế".
Những mái chèo giữa trùng khơi

Những mái chèo giữa trùng khơi

“Dạy mầm non, chúng tôi dạy cả múa và hát. Môn tiếng Anh chúng tôi dạy được, riêng múa hát thì phải cố gắng vì mình là đàn ông, chân tay vụng về. Các em ngoài này hát hay lắm, hay hơn các thầy.
Đi về miền Dao: Sư công tiền mã của người Dao

Đi về miền Dao: Sư công tiền mã của người Dao

Thầy cúng (sư công) còn gọi là thầy Tào, là những nhân vật đặc biệt trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Dao. Để học thành một thầy cúng cao tay, có khả năng hành lễ cấp sắc lên 12 đèn, khó hơn nhiều việc đào tạo một chức danh tiến sĩ.
Ai cũng có một quê hương

Ai cũng có một quê hương

Khi nhỏ, ta ít để ý đến hai chữ quê hương, vì nó đã có sẵn trên mỗi bước chân, trong từng hơi thở, rất tự nhiên. Phải khi lớn lên, vì hoàn cảnh cụ thể nào đó phải rời đi, ý thức về quê hương mới trỗi dậy trong ta
Du khách ngoại mê chim Việt

Du khách ngoại mê chim Việt

Nhiều người Việt có thói quen tai hại nhốt chim để ngắm, thì nhiều du khách nước ngoài 'bay' theo cánh chim trời ở VN để được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc lạ và thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Cột mốc trong tim

Cột mốc trong tim

Có một điều dễ nhận thấy, là đường đến những cột mốc biên giới đều nhọc nhằn. Cho dù đó là cột mốc ở đỉnh núi cao, hay cột mốc ven sông, ven biển. Nhọc nhằn cả bởi hành trình tìm đến, và hơn cả, bởi hành trình để cột mốc ấy được dựng lên.
“Ông đồ” thời nay

“Ông đồ” thời nay

(GLO)- Ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến với nghệ thuật thư pháp. Ở đó, họ thỏa đam mê với con chữ, tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống và góp phần truyền đi thông điệp tích cực qua nghệ thuật biểu hiện ngôn từ.
Chuyện lính biên phòng cắm bản

Chuyện lính biên phòng cắm bản

Là Đội trưởng vũ trang, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng và nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã, người chiến sĩ biên phòng chúng tôi quen năm nào gắn vận mệnh của mình với vùng cao biên giới. Tri ân đồng đội, trọn nghĩa với dân là những gì chúng tôi thấy được trong cuộc đời cao đẹp đó.
Cô gái gieo ước mơ bóng đá cho trẻ vùng cao

Cô gái gieo ước mơ bóng đá cho trẻ vùng cao

Hơn 4 năm qua, Quỹ Gieo ước mơ bóng đá do Nguyễn Thị Trúc Phương sáng lập đã đem môn thể thao “vua” đến với hàng ngàn trẻ em vùng cao, thắp lên ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp cũng như phát hiện những viên ngọc quý cho bóng đá nước nhà.