Làng chài "tỉ phú"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở làng chài ấy, hàng trăm gia đình sắm được xe hơi, hàng ngàn hộ xây được nhà lầu và dụng cụ đắt tiền,...
Làng chài Phước Tỉnh (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) có tuổi đời hơn 300 năm với hơn 80% hộ dân nơi đây làm nghề đi biển đánh bắt xa bờ. Đây là địa phương được gọi với cái tên "làng chài tỉ phú", đơn giản bởi đã có rất nhiều gia đình làm giàu từ nghề khai thác, chế biến thủy hải sản, thu nhập mỗi năm lại tăng cao. Hàng trăm gia đình sắm được xe hơi, hàng ngàn hộ xây được nhà lầu và dụng cụ đắt tiền. Tất cả từ biển mà có.
Niềm vui cuối năm
Tàu cá nhộn nhịp cập cảng Phước Tỉnh
Tàu cá nhộn nhịp cập cảng Phước Tỉnh
 
Nhờ lộc biển, 2018 là một năm khá thuận lợi của ngư dân xã Phước Tỉnh khi nguồn hải sản đánh bắt được cao hơn so với những năm trước, vì vậy thu nhập cũng tăng cao. Theo báo cáo của UBND xã Phước Tỉnh, trong năm qua tổng sản lượng hải sản khai thác được hơn 64.000 tấn đạt 100,4% so với kế hoạch đề ra, với hơn 2.679 tỉ đồng thu về.
Niềm vui cuối năm của những người sống bằng nghề biển được nhân lên gấp đôi khi những chuyến tàu đánh bắt xa bờ đã cập cảng mang về hàng ngàn tấn cá. Tết mới thực sự trọn vẹn khi các ngư dân được đoàn tụ với gia đình, được mua sắm Tết và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những chuyến biển đầu năm.
Tranh thủ những ngày được nghỉ, ngư dân đi mua sắm Tết
Tranh thủ những ngày được nghỉ, ngư dân đi mua sắm Tết
Những ngày này, đi đến đâu cũng thấy nụ cười của những khuôn mặt rám nắng. Đối với ngư dân xa nhà, lênh đênh trên biển vài tháng trời thì giây phút đoàn viên luôn khiến họ xúc động. Đưa con trai đi chọn cây mai chuẩn bị Tết, anh Trần Văn Thành (xã Phước Tỉnh) không giấu nổi sự phấn khích: "Cả năm lênh đênh trên biển, những ngày tàu cập cảng thì con cái đi học, gia đình mình chưa có được một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Tết chính là cơ hội mình bù đắp cho con, đưa con đi mua sắm, ăn những món con thích. Năm nay khấm khá hơn, gia đình mình quyết định đầu tư một cây mai đẹp để đón Tết cho rộn ràng".
Từ khắp nẻo đường, hoa mai, hoa đào, cây cảnh được bày bán nhộn nhịp. Chợ cá cũng tấp nập hơn những ngày thường. Chồng về, gia đình đoàn tụ, các chị, các mẹ cũng cười vui hơn mọi ngày. Phụ nữ nơi đây rất chịu thương chịu khó khi vừa thay chồng gánh vác việc nhà, vừa ra các cảng cá làm việc kiếm thêm thu nhập. Nhờ vậy, kinh tế càng ngày càng ổn định hơn.
Săn lộc đầu năm
Tranh thủ về với gia đình vài ngày, các tàu cá nơi đây lại tất bật lo chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm. Khi cá vừa được đưa ra khỏi tàu, từng xe vận chuyển đá lạnh chạy đến để nghiền đá cho vào hầm, ngư dân Nguyễn Phước Thủy cười nói: "Chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm mới, nếu mọi việc suôn sẻ dự kiến mùng 6 Tết sẽ ra khơi".
Chuyến biển cuối cùng, tàu cá anh Thủy đang đánh bắt cập cảng Phước Tỉnh từ 23 Tết với khoảng 10 tấn cá, trừ đi các khoản chi phí, Tết này anh Thủy đưa về cho gia đình hơn 100 triệu đồng, vui mừng vì thu nhập tăng khá hơn, anh Thủy cũng dự định sẽ sắm sanh nhiều thứ để vợ con có cái Tết đầy đủ.
 Các ngư dân thay phiên nhau nghiền đá cho xuống hầm, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm
Các ngư dân thay phiên nhau nghiền đá cho xuống hầm, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm
Cạnh tàu anh Thủy, chú Tư ‘đen" cũng đang bận rộn nghiền hàng trăm cây đá cho vào hầm tàu. Tàu của chú Tư chuyên đánh bắt xa bờ, có khi đi cả tháng không về. Dịp này, tranh thủ lúc về Tết, chú cho các anh em về với gia đình, chỉ một vài người ở lại phụ chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu năm.
Trong số hàng ngàn tàu cá đã cập cảng, không ít tàu của ngư dân Phước Tỉnh đã lựa chọn việc xa gia đình, đánh bắt xuyên Tết để kiếm thêm thu nhập. Theo những "kình ngư" lâu năm thì những chuyển biển xuyên Tết hầu như đều mang về những khoang đầy cá bởi lúc này biển vắng tàu nên dễ có cơ hội kiếm được những mẻ cá lớn. "Anh em đón Tết ngay ngoài biển, sau đó sẽ đưa tàu cá cập cảng những ngày đầu năm mới. Chuyến biển đầu tiên lúc nào cũng vui vẻ, phấn khởi và đầy ắp cá, đó chính là niềm hạnh phúc của ngư dân", một "kình ngư" chia sẻ.

Cuộc sống của ngư dân vùng biển ngày càng được cải thiện nhờ nhiều vào nghề biền
Cuộc sống của ngư dân vùng biển ngày càng được cải thiện nhờ nhiều vào nghề biền
Những năm qua, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện, chăm lo đời sống của ngư dân hơn khi ngư dân được Chính phủ cho vay vốn đầu tư đóng mới tàu cá, hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên, nhờ vậy, ngày càng có nhiều tàu lớn ra khơi
Những ngày giáp Tết, nhiều đoàn công tác cũng về địa phương tuyên truyền, động viên ngư dân; đồng thời khuyến khích, gửi những món quà, lời chúc đến gia đình ngư dân. Gửi lời mong muốn các ngư dân đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn cũng như trong khi khai thác, luân chuyển hàng hóa, hải sản vào bờ.
Ngọc Giang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.