Biên giới 2019: Lên thăm đồn 723

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nguyễn Văn Lý, đồn trưởng 723-Ia Nan, Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho biết, các anh, chị, cô chú là những người khách đầu tiên đến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sỹ đồn của chúng tôi. Ấy là nói hôm ngày 19-1-2019, nhằm ngày 14 tháng Chạp năm Mậu Tuất, dẫu là ngày thứ bảy, nhưng khi chúng tôi đến, cán bộ, chiến sỹ ở đồn vẫn làm việc như bình thường. Trưởng đồn Nguyễn Văn Lý cho biết thêm, theo quy định của cấp trên, tết này đồn chúng tôi phải duy trì quân số trên 70%, và đảm bảo an toàn tuyệt đối vùng biên, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để bà con phía sau có một cái tết cổ truyền trong không khí yên bình, no ấm...
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đồn 723. Ảnh: Ngọc Thu
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đồn 723. Ảnh: Ngọc Thu
Nhớ lại, hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, còn ở huyện Chư Sê, mấy anh em trong Thường trực cấp ủy chúng tôi bàn nhau và thống nhất chọn một đồn biên phòng để kết nghĩa, và từ đó hàng năm vào dịp Tết cổ truyền và ngày truyền thống của bộ đội biên phòng 3-3, tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng chút quà nhỏ, gặp gỡ giao lưu cùng nhau, đặc biệt là có những đêm văn nghệ đôi khi thâu đêm suốt sáng, thật vui. Khi ấy, các con đường lên biên giới vô cùng xấu, là đường đất, mùa khô bụi ngập cả nửa bánh ô tô, dù sang lắm chúng tôi di chuyển cũng chỉ là trên những chiếc xe u-oát. Tôi luôn là người được giao nhiệm vụ lên thăm các đồn biên phòng nói chung và đồn kết nghĩa 729-Chư Prông. Đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ chưa được cải thiện như bây giờ. Tình hình an ninh biên giới cũng còn nhiều tiềm ẩn phức tạp. Thế nhưng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ biên phòng ngày ấy ai ai cũng xác định nhiệm vụ người lính giữ biên cương cho tổ quốc là một vinh dự, tự hào và ra sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo giữ vững chủ quyền đất nước và an ninh khu vực biên phòng.
Có một lần tôi đưa đoàn cán bộ lãnh đạo của huyện Chư Sê lên thăm anh em ở đồn 729 và 731, trong đoàn có mấy cô giáo dạy cấp 3, trẻ đẹp, đến nơi, mọi người bước xuống từ chiếc u-oát, người chỉ còn thấy được có... hai con mắt. Thế mà ai nấy vô cùng vui mừng khi được các cán bộ, chiến sỹ ở đồn tiếp đón chu đáo, thân thiện và sau nữa là bằng một bữa cơm chiều đạm bạc và một đêm giao lưu văn nghệ lửa trại hết mình, có cả bà con dân làng cùng tham gia cho đến khi những chú gà rừng cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới đã đến. Rồi năm sau, năm sau nữa, cũng vào những dịp như nói trên chúng tôi lại đến với lính biên phòng ở các đồn nơi biên giới, và đặc biệt, với các cô giáo mà chúng tôi cử tham gia cùng đoàn với chúng tôi luôn là niềm vui vô tận. Tôi còn nhớ cô Sen dạy văn và cô Hoa dạy chính trị cấp 3, ở trường cấp 2,3 Chư Sê, có mấy lần lên đồn về, tôi bảo: khổ thế này, năm sau các cô có còn muốn đi nữa không, không chút đắn đo, các cô trả lời chắc nịch rằng, vẫn muốn tiếp tục. Đúng là một thời tuổi trẻ của những đoàn viên thanh niên trong ngành giáo dục thật đáng trân trọng và noi gương!
Những phần quà được Bộ đội đưa xuống xe để gửi tặng bà con. Ảnh: Ngọc Thu
Những phần quà được Bộ đội đưa xuống xe để gửi tặng bà con. Ảnh: Ngọc Thu
Đoàn chúng tôi lên thăm đồn 723 lần này là những cán bộ hội viên của Ban Liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến của tỉnh Gia Lai. Ngoài hai bạn phóng viên báo và các bạn đến từ thành phố Hồ Chí Minh và Pleiku, những mạnh thường quân tặng 127 xuất quà cho bà con nghèo của xã Ia Nan nhân dịp chuyến đi của chúng tôi ra, còn lại là những người thuộc... U70, 80; gối mỏi, chân chùn, thế mà đến với các chiến sỹ trẻ nơi biên giới, nhìn quang cảnh đơn vị, cơ sở vật chất và nghe trưởng đồn Nguyễn Văn Lý nói qua tình hình biên giới, nội địa và đơn vị, đời sống vật chất, tinh thần của chiến sỹ... mọi người trong đoàn chúng tôi ai nấy đều vui mừng, tin tưởng vào lớp trẻ vững vàng tay súng giữ gìn biên cương của Tổ quốc, và được biết mọi người lại tiếp tục muốn có nhiều lần thăm hỏi, giao lưu với các chiến sỹ trẻ nơi này. Hy vọng sự mong muốn ấy sẽ được đáp ứng trong tương lai gần từ sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của Ban Thường trực-Ban Liên lạc kháng chiến của tỉnh. Và cũng mong muốn chuyện “kết nghĩa” thăm hỏi, giao lưu giữa những người, những cơ quan, đơn vị nơi hậu phương với biên cương luôn được duy trì và ngày càng có hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, phô trương!
Trao quà cho hộ nghèo xã Ia Nan. Ảnh: Ngọc Thu
Trao quà cho hộ nghèo xã Ia Nan. Ảnh: Ngọc Thu
Một số làng bà con Jrai của xã Ia Nan, trong vùng quản lý của đồn biên phòng 723 vẫn còn gặp không ít khó khăn. Biết điều đó, nghĩa tình với biên giới Tây Nguyên xa xôi, các bạn trẻ, là những nhà doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân đến từ thành phố Hồ Chí Minh cùng chuyến đi với chúng tôi hôm ấy, đã gởi một lời hứa chân thành khi chia tay với các cán bộ, chiến sỹ đồn 723, rằng... “chúng tôi và bạn bè chúng tôi nhất định sẽ trở lại vùng đất này!”.
Chiều chưa muộn, vùng biên giới nắng mùa này như đổ lửa, những đoạn đường chưa được rải nhựa, mỗi chiếc xe qua, bụi bốc lên đỏ mù cả một vùng rừng. Phía xa là bạc ngàn những cánh rừng cao su đang mùa thay lá, cho dù giá mủ cao su liên tục nhiều năm lao dốc, nhưng dẫu sao cũng còn hy vọng một ngày kia, thứ “vàng trắng” này trên vùng biên giới sẽ góp phần đem lại ấm no cho bà con nơi đã từng một thời gian khó trong các cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước và ngày nay đang là nơi lãnh phần trọng trách cho bình yêu của Tổ quốc và hạnh phúc của mọi người!
Đoàn Minh Phụng

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).