Say đắm nông trường chè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
   (Trích bài thơ Ta Đi Tới - Tố Hữu)
Cứ mỗi lần lang thang, ngắm cảnh trên vùng núi và trung du Bắc bộ chúng ta lại nhớ tới những câu thơ trên của Tố Hữu. Những câu thơ ấy mô tả vẻ đẹp đặc trưng của mảnh đất này. Trong đó chè (trà) - một loại cây mang lại kinh tế, nguồn thu cho địa phương được trồng trên những quả đồi ở rất nhiều nơi.
Nhìn từ trên cao, hình dáng người công nhân đang chăm sóc chè thật nhỏ bé giữa màu xanh mênh mông
Nhìn từ trên cao, hình dáng người công nhân đang chăm sóc chè thật nhỏ bé giữa màu xanh mênh mông
 
Chúng tôi đã đi qua nhiều vùng nông trường chè bạt ngàn như: Mộc Châu (Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên) hay Văn Chấn (Yên Bái)… Nhưng với những ai yêu nhiếp ảnh phong cảnh và cuộc sống thì nên tìm đến ghi hình ở các nông trường chè ở Tân Sơn và Thanh Sơn (Phú Thọ).
 Một ngôi nhà nhỏ của công nhân định cư bên nông trường chè bao la
Một ngôi nhà nhỏ của công nhân định cư bên nông trường chè bao la
Khi cái nắng đông vừa hửng lên, đồi chè tròn xoe như những mâm xôi xanh khổng lồ hiện ra đẹp lạ thường giữa đất trời. Chúng tôi bị vẻ đẹp quyến rũ của những đồi chè chinh phục. Mọi người cứ mải miết đi hết từ nông trường chè này sang nông trường chè khác trong suốt nhiều đợt để chụp hình mà không biết chán.
Các nữ công nhân đang hái chè bằng tay giữa cái nắng nhạt đầu đông
Các nữ công nhân đang hái chè bằng tay giữa cái nắng nhạt đầu đông
Trên những nông trường chè ấy chứng kiến cuộc sống lao động thường nhật của hàng ngàn con người suốt 60-70 năm qua.
 Nhiều công nhân nông trường đã sử dụng máy hái chè để tăng hiệu quả
Nhiều công nhân nông trường đã sử dụng máy hái chè để tăng hiệu quả
 
Sau khi miền Bắc lập lại hòa bình, những thanh niên xung phong dưới xuôi đã tình nguyện lên miền cao Phú Thọ để khai hoang mở đất. Từ đó các quả đồi tròn trịa được gọt giũa để dần dần được lấp đầy bằng màu xanh của những cây chè. Cứ thế từ đời ông - cha đến con cháu bây giờ đã lập lên những làng kinh tế mới xen lẫn các nông trường chè bạt ngàn.
 Chè được tập kết về một nơi trước khi dồn vào các bao tải dứa
Chè được tập kết về một nơi trước khi dồn vào các bao tải dứa
Hàng ngày từ sáng tinh mơ đến chiều tối, những người công nhân vẫn cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc từng gốc chè rồi cùng nhau rộn ràng cắt hái khi đến vụ thu hoạch.
Các bao tải chè được chở về bằng xe cải tiến
Các bao tải chè được chở về bằng xe cải tiến
Vẻ đẹp của lao động hòa quyện với cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên đất trời khiến những ai đặt chân tới đều bị say đắm, khó quên.
Thu Hường - Dương Duy (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.