Những nạn nhân trong đường dây buôn người-Kỳ 2:Sập bẫy' với những cuộc tình ảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vì thiếu hiểu biết và tin người, không ít cô gái đã 'sập bẫy tình' từ quan hệ qua mạng xã hội, trở thành nạn nhân trong các vụ mua bán người.

 Chị C. suýt trả giá đắt vì sập bẫy tình trên mạng xã hội
Chị C. suýt trả giá đắt vì sập bẫy tình trên mạng xã hội



Đầu năm 2017, Hồng Thị C. (20 tuổi, ngụ xã Hòa Phong, H.Krông Bông, Đắk Lắk) được lực lượng chức năng giải cứu, đưa về nhà sau gần 2 tháng bị bạn trai trên mạng xã hội lừa bán sang Trung Quốc.

Theo lời C., năm 2016, chị quen với một người tên Phềnh qua mạng xã hội Facebook. Sau những lời tán tỉnh mật ngọt, Phềnh hứa sẽ lấy C. làm vợ và sẽ cho cô gái trẻ một cuộc sống sung túc.

Thấy C. nhận lời, Phềnh tìm cách rủ C. về nhà mình để... ra mắt. Tháng 12.2016, C. được một người tên Gia đến H.Krông Bông giới thiệu là bạn của Phềnh và được Phềnh nhờ đến đón C. để về ra mắt nhà trai.

Tin lời, C. đi theo Gia và bị đưa sang Trung Quốc. Vài ngày sau, C. được Gia và Phềnh dẫn tới gặp một cặp vợ chồng đã lớn tuổi. Tại đây, hai thanh niên dặn C. đứng đợi rồi bỏ đi biệt tích.

Liên tiếp 5 ngày sau đó, C. bị nhốt trong một căn nhà nhỏ cùng với hai thiếu nữ khác cũng là người Việt. Trong 5 ngày đó, có nhiều người đàn ông ra vào xem mặt và thỏa thuận giá cả để mua cô gái mà họ ưng ý về làm vợ.


Cuối cùng, C. được bán cho một người đàn ông lớn hơn nhiều tuổi. Khi lên xe buýt về nhà “chồng” tương lai, C. khóc nức nở vì sợ. May sao, tuyến xe buýt chở theo C. bị công an Trung Quốc buộc dừng lại để kiểm tra. Công an phát hiện C. có nhiều biểu hiện lạ nên đưa về trụ sở làm việc và cô gái may mắn được giải cứu.

“Khi công an kiểm tra xe buýt, em chạy lại nắm tay một cán bộ nữ rồi khóc lóc, kêu cứu. Vì không hiểu được tiếng Việt nên họ đã mời em về trụ sở làm việc. Khi biết em bị lừa, họ đã giúp đỡ, đưa em về nước và bàn giao cho công an tỉnh Lào Cai. Sau đó, em được công an đưa về quê, đoàn tụ cùng gia đình vào ngày 18-1-2017”, chị C. nhớ lại.

Không lâu sau, Gia bị Công an tỉnh Lào Cai bắt, xử lý về hành vi mua bán người. Khi thông tin, hình ảnh Gia bị bắt giữ được đăng tải trên các mặt báo, C. nhận ra đó là người đã lừa bán mình sang Trung Quốc nên tố cáo với CQĐT Công an tỉnh Đắk Lắk.

Căn cứ vào tin báo tố giác tội phạm của C., Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành lấy lời khai của Vàng Seo Gia (24 tuổi, quê Hà Giang) để điều tra về hành vi mua bán người.

Theo lời khai của Gia, vào tháng 3.2016, nghi can này xuất cảnh sang Trung Quốc và quen biết với Hồng (tên thật là Phềnh, chưa xác định được nhân thân, lai lịch). Đến tháng 12.2016, Phềnh nói với Gia là đã tán tỉnh được C. ở H.Krông Bông, Đắk Lắk. Sau đó, Gia về Việt Nam thăm nhà và được Phềnh gọi điện, bảo đến đón C. qua Trung Quốc bán. Trước khi đi, Gia nhận được 6 triệu đồng từ Phềnh làm lộ phí.

Sau khi bán C., Gia và Phềnh chia nhau mỗi người được 27.000 nhân dân tệ; trừ chi phí, Gia nhận được 7.500 nhân dân tệ (tương đương khoảng 22 triệu đồng).

Cũng qua điện thoại, năm 2017, Vàng Seo Xá (26 tuổi, quê gốc Lào Cai, tạm trú Đắk Nông) tán tỉnh em Lê Thị D. (17 tuổi, trú xã Hòa Phong, H.Krông Bông, Đắk Lắk). Sau vài lần nói chuyện, Xá ngỏ lời yêu đương và bày tỏ muốn lấy D. làm vợ. Khi D. xiêu lòng, Xá hẹn đi Sa Pa chơi và D. đồng ý. Tiếp đó, Xá cùng D. lên bến xe TP.Buôn Ma Thuột để ra Sa Pa.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị đi chơi cùng “người yêu”, D. đã kể lại sự việc cho cha mình. Nghe D. kể chuyện, một mặt người cha vẫn cho con gái lên TP.Buôn Ma Thuột gặp Xá, một mặt, ông âm thầm gọi điện báo tin đến Công an tỉnh Đắk Lắk để theo dõi và bảo vệ con gái.

Ngày 10.8.2017, khi Xá chuẩn bị đón D. lên xe ra Lào Cai nhằm lừa sang Trung Quốc bán thì bị công an ập tới bắt quả tang.

“Hợp đồng” làm vợ ngắn hạn

Cuối năm 2017, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Ngọc Thúy (30 tuổi, trú xã Phú Lộc, H.Tân Phú, Đồng Nai) 15 năm tù và Lê Thị Kim Dung (22 tuổi, trú đường Y Wang, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) 14 năm tù về các tội mua bán người và mua bán trẻ em.

Nội dung vụ án thể hiện vào tháng 3-2017, do khó khăn, cần tiền trang trải cuộc sống, Dung đã liên lạc nhờ Hoàng Xuân Tân (37 tuổi, quê Hưng Yên) đưa sang Trung Quốc lấy chồng và được Tân đồng ý.

Sau đó, Dung nói với chị Vũ Thị Kim C. (22 tuổi, ngụ xã Ea Nuôl, H.Buôn Đôn, Đắk Lắk) rằng nếu sang Trung Quốc làm việc trong thời gian ngắn sẽ kiếm được khoảng 30 triệu đồng. Nghe vậy, chị C. xin được theo Dung đi làm việc và kể cho em H’W. Êban (ngụ P.Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) biết chuyện. Lúc đó, H’W mới 16 tuổi, đang học lớp 10, nhưng cũng xin đi theo C. để kiếm tiền.

Lúc này, Tân liên hệ với một người phụ nữ tên Lan (không rõ lai lịch) để trao đổi về việc có 3 phụ nữ Việt Nam muốn sang Trung Quốc lấy chồng. Mỗi trường hợp được đàn ông Trung Quốc mua về làm vợ, Lan sẽ trả cho Tân 55 triệu đồng. Số tiền này, Tân cho lại mỗi cô gái 30 triệu đồng. Ngày 17.3.2017, Tân đón Dung, C. và H’W. ra miền Bắc gặp Nguyễn Ngọc Thúy và một người phụ nữ tên Hiền (không rõ lai lịch) để đưa các bị hại vượt biên.


 

H’W rất hối hận và lo sợ sau một lần “làm vợ”nơi xứ người
H’W rất hối hận và lo sợ sau một lần “làm vợ”nơi xứ người



Tại Trung Quốc, Tân đưa 3 cô gái đến nhà bà Lan để chờ người đến mua về làm vợ. Sau một thời gian ngắn ở Trung Quốc, cả 3 cô gái trên đã bỏ trốn và được đón về Việt Nam. Sau đó, C. và H’W. đã tố giác hành vi phạm tội của Tân, Dung và Thúy với cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk.

Trao đổi với PV Thanh Niên, H’W. cho biết khi sang Trung Quốc, em được bán cho một người đàn ông đã 40 tuổi có gia cảnh bình thường. Ở “nhà chồng” được 2 tuần thì H’W. nói dối ra ngoài chơi rồi bỏ trốn và được Dung đưa về Việt Nam. Về số tiền 30 triệu đồng được “cho” khi lấy chồng, H’W. chỉ giữ được 5 triệu, 25 triệu còn lại đã cho Dung mượn.

"Giờ em thấy rất sợ và không bao giờ dám theo ai đi làm xa nữa. Do bỏ học đi theo mấy chị nên giờ tương lai em cũng mịt mờ, chỉ biết làm thuê, kiếm tiền trang trải cuộc sống”, H’W. tâm sự.

Cảnh giác với những lời dỗ ngọt

Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết chỉ từ năm 2017 đến nay, lực lượng công an tỉnh đã phát hiện 14 phụ nữ, trẻ em bị bán sang Trung Quốc, trong đó đấu tranh làm rõ 5 vụ mua bán người với 8 nghi can.

Cũng theo đại tá Thắng, thời gian qua, hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng những trang mạng xã hội để dụ dỗ trẻ em, phụ nữ ở vùng sâu vùng xa bằng hình thức việc làm có lương cao hoặc lấy chồng người nước ngoài giàu có, sung túc…

“Lực lượng công an Đắk Lắk đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Đồng thời, tiến hành công tác tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của chúng. Tuy nhiên, người dân cũng cần đề cao cảnh giác trước những thông tin “ngon ngọt” của người lạ, kẻ xấu đưa ra, nhất là qua quan hệ trên mạng xã hội; kịp thời tố giác đến cơ quan chức năng về những hành vi của tội phạm mua bán người”, đại tá Thắng nói.

Trung Chuyên - Hoàng Bình (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.