Ly kỳ hành trình tìm kho báu cổ dưới đáy biển Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngư dân thiện chiến từng lặn bằng dây hơi và đạt độ sâu 70 mét đã kể về những khoảnh khắp rùng mình khi mò vớt cổ vật và tay đã chạm phải thần giữ của là những ống xương to hơn chân người...
Vì sao Quảng Ngãi là nghĩa địa tàu cổ? Những ngư dân thiện chiến từng lặn bằng dây hơi và đạt độ sâu 70 mét đã kể về những khoảnh khắp rùng mình khi mò vớt cổ vật và tay đã chạm phải thần giữ của là những ống xương to hơn xương ống chân người, trên xương dính chặt những mảnh gốm men xanh, sò, ốc.
Thần giữ của
Nhiều năm trước đây, khu vực ghành sau ở thôn Phước Thiện xã Bình Hải huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi luôn xuất hiện mảnh vỡ của các đồ vật gốm sứ. Những người chơi cổ vật từng đến nhặt các mảnh gốm và nhận định, ở vùng biển này có nhiều tàu cổ chở theo đồ gốm bị chìm từ nhiều thế kỷ trước. Tại khu vực Ghành Cả, thôn Châu Thuận Biển xã Bình Châu nằm cách ghành Phước Thiện khoảng 40 km cũng có tình trạng tương tự. 
Những người có đầu óc tưởng tượng thì cho rằng, trên con tàu này chắc chắn chở theo vàng thỏi, trân châu, hồng ngọc và ngọc bích. Câu chuyện trên cứ âm ỉ và trở thành bí mật của làng chài.
Bộ xương ngựa từng khiến ngư dân sợ hãi
Bộ xương ngựa từng khiến ngư dân sợ hãi
Trong quá khứ, những người dân chài rất mê tín. Những người cao niên ở thôn Châu Thuận Biển xã Bình Châu có thể chỉ ra được vị trí của con tàu cổ bị chìm, nhưng không ai dám trục vớt vì sợ. Đi ngược về quá khứ, thời điểm tàu thuyền càng lạc hậu thì ngư dân đi biển càng mê tín vì sợ ảnh hưởng đến thánh thần ngự trị trên biển. Tàu cổ dưới lòng biển được người dân suy diễn là đã có thần giữ của và đào xới lên là ghánh tai họa. Nỗi lo sợ đó, khiến tàu cổ trở thành địa điểm không được đánh động.
Năm 1999, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với công ty Visal tiến hành trục vớt con tàu chìm tại khu vực Ghành Cả. Kết quả, thợ lặn đã vớt được nhiều cổ vật có niên đại thế kỷ 15, bao gồm: đĩa sứ men xanh phân ô, đĩa sứ men ngọc, ấm men da nâu đen, lá đồng hình bán nguyệt, cân tiểu ly đồng, chậu đồng, dĩa đồng, ấm trà. Điều thú vị là trong số cổ vật có lẫn bộ xương ngựa và được đánh ký hiệu là 99.BC.30.
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi nhận định, những con tàu này mang theo ngựa để khi tàu cập vào bến thì các thương nhân sử dụng ngựa làm phương tiện để giao thương, đặt hàng. Nhưng đối với người dân chài, bộ xương này là thần giữ của. Nỗi sợ hãi đó dẫn đến việc con tàu ngủ yên giấc hơn 500 năm và ít bị bàn tay con người tác động.  
Thợ lặn âm ty
Ngư dân Phạm Thiên ngoi lên mặt biển, vuốt nước chảy ròng ròng và nói “bữa đầu tiên ra lặn hơi đuối, vì vô bờ nhậu nhiều quá, nhưng bữa sau trở đi thì cứ mỗi đêm lặn đi dưới đáy biển 4 tiếng đồng hồ, chia làm 5 ca”. Anh Thiên sinh năm 1978, quê ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Trong số 12 thợ lặn đi trên tàu, tôi chú ý đến chàng thợ lặn có dáng người cao dong dỏng và giọng nói hơi khàn khàn. Vì đây là một trong những thợ lặn sinh ra ở quê hương nổi tiếng là nghĩa địa tàu cổ, từng nằm trong đội lặn cổ vật của công ty Đoàn Ánh Dương, là đơn vị có tiếng về trục và lặn vớt cổ vật trên vùng biển Việt Nam.
Những ngư dân đi cùng anh Thiên kể tỉ mỉ về việc đi tìm tàu cổ chìm dưới nước và tự hút lấy cổ vật cho đến khi nhà nước đến quản lý khai thác. Những năm trước đây, ngư dân địa phương tự xác định tọa độ tàu cổ từ những câu chuyện truyền miệng của những người già trong làng và hướng trôi của mảnh gốm, sau đó sắm tàu có gắn ổng thổi để rà tàu cổ. Khu vực được các ngư dân tìm nhiều nhất là vùng biển từ xóm Châu Tân đến xóm Ghành Cả xã Bình Châu. Hàng đêm các ngư dân cứ lang thang khắp bờ biển và cho ống thổi sục xuống bùn cát. Có ngư dân đã kiếm được tiền tỷ từ các phi vụ khai thác theo cách lần theo mẻ chén vỡ.
Cổ vật từ con tàu đắm ở Bình Châu, dù 700 năm nhưng nước men vẫn rất sáng
Cổ vật từ con tàu đắm ở Bình Châu, dù 700 năm nhưng nước men vẫn rất sáng
Ngư dân tên Hùng chia sẻ câu chuyện từng đi tìm tàu cổ. Có đêm soi đèn pin và sục cát dọc bờ biển Bình Châu, ở độ sâu 15 mét nước thì bắt gặp khoang tàu chở bát đĩa cổ. Các ngư dân dự tính, nếu hết đêm thì phải moi được 3 ghánh bát đĩa men xanh, men nâu và kiếm được vài trăm triệu đồng. Dưới ánh đèn pin, các ngư dân cào nhẹ lợp rong phủ trên mặt thì đã hiện ra lớp men còn mới và láng. Các ngư dân đang say sưa giật dây để trên tàu kéo cổ vật lên thì một ngư dân vội vã ngoi lên mặt nước. Phải mất hồi lâu thì ngư dân này mới cho biết, gặp thần giữ của dưới đống cổ vật. Thần giữ của mà ngư dân này nói là những khúc xương dính bết vào hát đĩa như có chất keo dán.
Ngư dân tên Hiền ở thôn xã Bình Châu là người từng sở hữu vài ghánh bát đĩa cổ Chu Đậu Hải Dương và Thăng Long loại đẹp nhất. Anh Hiền cho biết, năm 2000, sau khi Công ty Saga Horizon (Malaysia) và công ty Visal Việt Nam lặn vớt 250 ngàn cổ vật gốm sứ Chu Đậu Hải Dương và Thăng Long ở Cù Lao Chàm rút đi thì ngư dân ra lặn mót. Thợ lặn đeo thắt lưng chì 21 kg để tụt xuống độ sâu chết người 72 mét. Ở dưới đáy biển, do sức ép quá lớn nên mắt ngư dân bị thụt sâu vào hố mắt, lỗ chân lông nở to và có thể xỏ que tăm vào được. Nhờ lặn theo kiểu cảm tử, các ngư dân đã lấy được những cổ vật đẹp và lành lặn.  
Quảng Ngãi, biểu tượng tàu cổ
Ngày 9/7 vừa qua, các nhà khảo cổ đã chính thức bắt tay khai quật con tàu cổ thứ 11 nằm ở phía bắc vùng biển Quảng Ngãi, thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung Quất. Tỉnh Quảng Ngãi trở thành địa phương phát hiện ra nhiều tàu cổ nhất ở Việt Nam. Ông Đoàn Sung, đại diện Doanh nghiệp chuyên khai thác cổ vật Đoàn Ánh Dương cho biết “những con tàu cổ trước đây thì nhà nước giao cho doanh nghiệp trục vớt, sau đó cổ vật độc bản giao cho nhà nước, phần còn lại thì chia nhà nước 30%, doanh nghiệp 70%. Nhưng ở các nước tiên tiến thì không xem cổ vật là hàng hóa, mà đó là di sản, nhà nước tự khai thác và quản lý. Vì vậy việc bỏ ra gần 50 tỷ để trục vớt con tàu cổ ở Dung Quất là điều mà thế giới đã làm”.
 Phần đáy của con tàu cổ thế kỷ 13 phát hiện tại xã Bình Châu
Phần đáy của con tàu cổ thế kỷ 13 phát hiện tại xã Bình Châu
Hiện nay, doanh nghiệp Đoàn Ánh Dương đang khẩn trương phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi để trưng bày cổ vật biển theo mô hình xã hội hóa. Hàng ngàn cổ vật từ các con tàu cổ thu được từ Quảng Ngãi, Cà Mau, Quảng Nam đều được quy tụ về để góp phần thu hút du khách. “Không gian văn hóa Sa Huỳnh, Công viên dịa chất toàn cầu và di sản tàu đắm sẽ trở thành chìa khóa giúp kinh tế Quảng Ngãi phát triển bền vững” – một số doanh nghiệp lớn đã đưa ra tầm nhìn như vậy.
Một buổi chiều ở làng chài Thanh Khê, TP Đà Nẵng, tôi ngồi nghe một lão ngư hát vài câu hò cổ: “Ơ…Sa Cần, Châu Ổ mà bao xa, sắp tới Cây Quýt gặp làng Tổng Binh/ Nam châm có rạng quanh quanh, vừa tới Mỹ Á thì ra quanh vũng thùng”. “Câu hò định vị biển” đã có từ hàng trăm năm và giải mã về các cửa biển, chỉ ra tuyến hàng hải nếu tính từ Thừa Thiên Huế hoặc Đà Nẵng vào tới Khánh Hòa thì Quảng Ngãi là khu vực nguy hiểm nhất, có nhiều tàu chìm đắm. Điều đó cho thấy, dưới lòng biển Quảng Ngãi còn vô số con tàu cổ vẫn yên giấc trăm năm.
Theo Nông nghiệp Việt Nam/Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.