Người thợ cơ khí mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại Đồng Nai, có một người đàn ông suốt hơn 30 năm qua âm thầm, lặn lội khắp nơi gom nhặt từng cổ vật và kỷ vật thời chiến, với mong muốn lưu giữ các giá trị văn hóa để con cháu sau này có thể nhớ về quá khứ, về những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhưng hào hùng, về những người con đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc.

Đó là ông Tô Văn Quý, ngụ tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ - người thợ cơ khí có đam mê đặc biệt với cổ vật và kỷ vật chiến tranh.

Bén duyên từ sự tò mò

Về huyện Cẩm Mỹ trong một chiều mưa, chúng tôi tìm đến thăm ông Tô Văn Quý tại nhà riêng. Ông Quý có dáng người cao lớn, cơ bắp rắn chắc, mang nét đặc trưng của người làm nghề cơ khí, nhưng khuôn mặt và mái tóc phảng phất nét nghệ sĩ. Hơi có chút bất ngờ với những vị khách không hẹn, nhưng ông Quý vẫn vui vẻ tạm ngừng công việc để đón tiếp chúng tôi, với vẻ chân tình và chất phác của những người dân quê nơi đây.

 

Ông Quý bên những cổ vật, kỷ vật chiến tranh đã sưu tầm được.
Ông Quý bên những cổ vật, kỷ vật chiến tranh đã sưu tầm được.

Trong ngôi nhà với rất nhiều đồ cổ và kỷ vật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của dân tộc, ông Quý say sưa kể về gốc gác cũng như niềm đam mê đặc biệt của mình. Gia đình ông Quý quê gốc tỉnh Thanh Hóa, năm 1984 ông chuyển vào Đồng Nai sinh sống và làm việc tại Nông trường Cao su huyện Cẩm Mỹ. Những năm sau giải phóng, đời sống của người dân còn rất khó khăn nên nhiều món đồ xưa như nồi đồng, mâm đồng… mà ông cha để lại bị mất, bị bán hoặc thất lạc. Tình cờ, trong một lần đến Trung đoàn 878 ở Long Giao chơi, ông Quý thấy những chiếc đèn cổ để trong góc nhà, tò mò, ông xin về, không ngờ niềm đam mê sưu tập đồ cổ, đồ xưa bắt đầu bén duyên từ đây. Rồi mỗi lần đi chơi, nhìn thấy những món đồ cổ nhỏ, ông Quý lại mua về, sau đó sưu tập thành từng bộ. Hễ có thời gian rảnh là ông không quản ngại đường xa đi hết các tỉnh Đông Nam bộ, miền Tây và miền Trung để tìm kiếm các đồ vật thêm vào bộ sưu tập của mình.

Ông Quý còn tích cực sưu tầm những kỷ vật chiến tranh. Ông Quý kể, gia đình ông có truyền thống cách mạng, bố và 3 anh trai đều đi bộ đội. Mặc dù ông không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng qua lời bố và anh trai kể, ông cảm nhận hết mọi nỗi đau mà chiến tranh gây nên. Ông ý thức rất rõ công việc sưu tầm, tìm kiếm lưu giữ những kỷ vật thời chiến, chính là cách để ghi nhớ, trân quý các giá trị văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, kỷ vật chiến tranh là những vật dụng đã gắn bó và chứng kiến sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chủ quyền của dân tộc. Vì vậy, những kỷ vật bé nhỏ, đơn giản của những người lính thời chiến như mũ cối, mũ tai bèo, áo trấn thủ, bình toong, máy chiếu phim, máy đánh chữ... vô cùng có ý nghĩa.

Chia sẻ về đam mê của mình, ông Quý cho biết, chơi đồ cổ, đồ xưa và kỷ vật thời chiến là một thú chơi tao nhã, phải đam mê và có duyên mới có thể kiếm được những món đồ như ý. Người chơi phải hội tụ 4 yếu tố, đó là kiến thức, đam mê, tiền bạc và cái duyên với cổ vật. Trong đó, trình độ hiểu biết được đặt lên hàng đầu, bởi khi có kiến thức về văn hóa, lịch sử mới giúp người chơi thẩm định đúng về từng món đồ, vốn kiến thức này được hình thành và tích lũy trong quá trình thực tiễn.

Mơ về một bảo tàng cá nhân

Hiện tại, bộ sưu tập của ông Quý có gần 3.000 món đồ cổ, đồ xưa và kỷ vật chiến tranh. Ông sắp xếp và phân loại chúng thành từng khu trưng bày riêng. Nơi trưng bày bộ sưu tập trở thành niềm tự hào và là nơi ông tiếp đón những người bạn có chung niềm đam mê, những nhà chuyên môn đến để nghiên cứu và có cả các em học sinh đến để tìm hiểu phục vụ cho công việc học tập. Tại đây, ông cùng mọi người chiêm ngưỡng, trò chuyện, trao đổi, góp ý về quá trình tìm kiếm cũng như giá trị của những đồ vật vô giá ấy.

Không chỉ những người dân ở cùng quê Xuân Mỹ mà nhiều người khắp trong Nam, ngoài Bắc cũng biết tiếng ông Quý. Họ đến xem ngày càng đông. Có người ngỏ ý mua lại vài món đồ họ yêu thích, nhưng ông không bán. “Tôi nghĩ rằng, ở đời mỗi người chỉ sống một lần, nếu lúc nào cũng mãi nghĩ về vật chất, mà không làm gì để theo đuổi đam mê của mình thì thật uổng phí cuộc đời. Nhìn thấy sự thích thú của mọi người khi xem kỷ vật, tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Mỗi khi nghe bạn bè và những người xung quanh mách bảo chỗ nào có đồ cổ, đồ xưa và kỷ vật, tôi lại tìm đến xem và thuyết phục để mua cho kỳ được. Tôi chỉ mua thêm vào bộ sưu tập chứ không bao giờ nghĩ tới chuyện bán đi bất cứ món nào. Với tôi, đó là những tài sản vô giá. Sau này có những cái tôi sẽ tặng cho Nhà nước, có những cái tôi giữ để làm bảo tàng cá nhân của riêng tôi…”, ông Quý nói.

Không chỉ thế, ông Quý còn có một đam mê khác, đó là âm nhạc. Ông Quý có thể chơi điêu luyện và thành thạo nhiều loại nhạc cụ như đàn ghi ta, đàn nhị... Tất cả ông đều tự học. Hiện ông Quý là chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử trực thuộc Hội Người cao tuổi xã Xuân Mỹ.

Tiến Minh/sggp

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.