Ổ bánh mì nơi biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bánh mì đã là thứ thức ăn bình thường của người thành phố lẫn nông thôn, nhưng vẫn là món ăn quý hiếm và hấp dẫn đối với đồng bào ở những bản làng heo hút trên rẻo cao Trường Sơn.

Đó là lý do khiến các chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) cùng góp tiền để mua bánh mì sáng cho các em nhỏ ở các bản làng vùng biên giới Việt - Lào, nơi họ đang quản lý.

 

Ổ bábnh mì của bộ đội biên phòng La Lay đến với trẻ em thôn A Đeng.
Ổ bábnh mì của bộ đội biên phòng La Lay đến với trẻ em thôn A Đeng.

Một ngày cuối tháng 4 vừa qua, tôi cùng các chiến sĩ đồn biên phòng mang bánh mì đến cho các em nhỏ ở bản A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông, Quảng Trị.

Khoảng 6h30 sáng, bản làng vẫn còn mờ trong sương sớm nhưng trẻ con đã tập trung rất đông ở bãi đất cạnh trường học. Các cháu đang chờ nhận bánh mì của các chú biên phòng.

Phải đợi thêm một lát nữa chiếc xe máy của anh lính biên phòng chở theo một bao bánh mì nóng hổi đổ xịch. Anh đã dậy từ sớm để đi lấy bánh mì ở lò cách khoảng 7km.

Thượng úy Nguyễn Văn Bằng, đội trưởng tham mưu hành chính của đồn biên phòng, thông báo: "Hôm nay, các cháu đổi món cho lạ miệng nhé, thay nhân thịt bằng nhân sữa, có được không?".

"Dạ được!" - bọn trẻ râm ran trả lời.

Bằng nói với tôi: "Em hỏi vậy thôi, chứ các cháu này chỉ cần ổ bánh mì nóng giòn là đã quý lắm rồi!".

 

Ổ bánh mì của em đây.
Ổ bánh mì của em đây.

Các chiến sĩ biên phòng trẻ liên tục xẻ bánh mì chan sữa vẫn không kịp phát cho hàng chục cánh tay trẻ con đang đưa lên.

Chỉ sau 15 phút, hơn 100 ổ bánh mì đã phát xong. Trên đường làng, những đứa trẻ lưng đeo cặp, tay cầm ổ bánh mì vừa đi vừa gặm vừa nói chuyện râm ran.

Đại úy Nguyễn Duy Thánh - chính trị viên phó của đồn biên phòng La Lay - cho biết người dân ở đây còn nghèo khó lắm, nên ổ bánh mì vẫn là thứ quà quý. Muốn mua cũng phải ra tận các hàng quán ngoài ở trung tâm xã, mà có muốn cũng không dám bỏ tiền ra mua.

Tội nhất là các em nhỏ, buổi sáng chỉ ăn ngô sắn, nhưng phần lớn đều bụng đói đến trường bởi đây là vùng thuộc nhóm nghèo nhất tỉnh Quảng Trị.

 

Các em vừa nhận bánh mì nên vui lắm.
Các em vừa nhận bánh mì nên vui lắm.

Ở các thôn bản này trẻ con rất đông, hơn 2.200 trẻ, chiếm đến 40% dân số của hai xã vùng biên A Ngo và A Bung (5.600 người). Vì vậy, đoàn thanh niên của đồn quyết định vận động đoàn viên đóng góp mỗi tháng để mua bánh mì sáng cho các em.

Chương trình "Ổ bánh mì tình thương biên giới" ra đời từ hai năm trước và hoạt động đều đặn từ đầu tháng 3-2018 đến nay.

Nghe chuyện bánh mì cho trẻ vùng biên, một số bạn bè của các chiến sĩ biên phòng cũng tham gia đóng góp, nhưng "ngân quỹ" hiện chỉ mới được 10 triệu đồng.

Do quỹ bánh mì còn hạn hẹp nên mỗi tuần mới có một bữa vào sáng thứ ba, mỗi bữa khoảng 100 - 200 ổ.

Một ổ bánh mì ở đây giá 1.500 đồng, nhưng là một khoản chi tiêu không nhỏ của đồng bào.

Địa bàn của đồn là hai xã A Ngo và A Bung với 17 bản, nên quỹ bánh mì phải chia đều cho cả mấy ngàn đứa trẻ. Những người chủ tương lai của vùng biên giới rất cần phải no cái bụng.

"Nếu có sự ủng hộ của bà con gần xa thì các cháu sẽ thêm nhiều buổi sáng có bánh mì. No cái bụng thì chắc chắn sẽ sáng cái đầu để đến trường học hành!" - đại úy Thánh nói.

Minh Tự/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.