Những người giữ Len Đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân (chuyên trách phòng thủ Trường Sa) có 1 quy định bắt buộc trước mỗi đợt thay quân: Những người ra đảo Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông phải là những người ưu tú nhất.

Khu vực đá san hô màu xanh giáp với bãi cát màu trắng, trên luồng kéo xuồng chuyển tải vào đảo Len Đao
Khu vực đá san hô màu xanh giáp với bãi cát màu trắng, trên luồng kéo xuồng chuyển tải vào đảo Len Đao



Đảo chìm Len Đao nằm trên rạn san hô thuộc địa giới hành chính xã đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Đảo nằm cách đá Gạc Ma khoảng 7,4 km về phía đông bắc và cách đảo Sinh Tồn khoảng 13km về phía đông nam.

Đây là một trong những đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa.


 

 Đảo chìm Len Đao nhìn từ ngoài biển vào
Đảo chìm Len Đao nhìn từ ngoài biển vào



Lịch sử lữ đoàn 146 ghi lại: Sáng ngày 10.3.1988, Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh hải quân kiêm chỉ huy trưởng Vùng 4 hạ quyết tâm đưa lực lượng đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Tàu HQ-605 do thượng úy Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng, trung úy Tống Xuân Quân làm phó thuyền trưởng về chính trị, bí thư chi bộ được giao nhiệm vụ sẵn sàng ủi bãi để bảo vệ, đóng giữ Len Đao.

Từ đảo Đá Lớn, sau 29 giờ hành quân bí mật trên biển, vượt qua sóng to gió lớn, tàu HQ-605 đã đến được đảo Len Đao theo đúng chỉ lệnh và thả neo an toàn lúc 5 giờ ngày 14.3.1988.

Thả neo xong, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn lệnh cho tổ chiến đấu chèo xuồng tay khẩn trương vào đảo, trinh sát thực địa, cắm 2 lá cờ Tổ quốc trên 2 đầu đảo để khẳng định chủ quyền.

Khoảng 20 phút sau khi tổ chiến đấu của HQ-605 cắm cờ trên bãi, tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 502 của Trung Quốc áp sát khoảng cách 500 - 700m, chĩa pháo sang đe dọa.

Đến 7 giờ 50 ngày 14.3.1988, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn ra lệnh ủi bãi Len Đao. Thấy HQ-605 nổ máy, tàu hộ vệ tên lửa 556 của Trung Quốc điên cuồng bắn phá làm toàn bộ khoang máy và ca bin tàu HQ-605 bốc cháy, mất khả năng cơ động. Tàu chìm dần, thuyền trưởng lệnh cho cán bộ chiến sĩ tàu HQ-605 rời tàu, bơi vào bãi Len Đao.


 

Cán bộ chiến sĩ nhận đồ chuyển từ đất liền ra
Cán bộ chiến sĩ nhận đồ chuyển từ đất liền ra



Sau trận đánh 14-3-1988, Trung Quốc chiếm bãi Gạc Ma của Việt Nam và âm mưu chiếm tiếp đảo Len Đao, Cô Lin cạnh đó nhưng các tàu trực giữ đảo của Hải quân Việt Nam quyết tử ngăn cản.

Chấp hành lệnh của quân chủng Hải quân, đại tá Lê Văn Thư (tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân), đại tá Phạm Công Phán (lữ đoàn trưởng 146), trung tá Trần Đình Dần (phó trung đoàn trưởng - tham mưu trưởng trung đoàn công binh 83) được giao nhiệm vụ trực tiếp đóng giữ Cô Lin và Len Đao.

1 giờ ngày 24-6-1988, tàu HQ-462 ủi bãi thành công lên Len Đao dưới sự hỗ trợ của tàu HQ-706 và HQ-187. Lực lượng đóng giữ đổ bộ lên đảo cắm cờ khẳng định chủ quyền và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.


 

 
Phía xa, cách đảo 4 hải lý là bãi Gạc Ma do Trung Quốc chiếm giữ trái phép và đã xây dựng thành căn cứ quân sự
Phía xa, cách đảo 4 hải lý là bãi Gạc Ma do Trung Quốc chiếm giữ trái phép và đã xây dựng thành căn cứ quân sự



Từ tháng 7-1988 đến nay, các lực lượng của lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn hiểm nguy, kiên cường đóng giữ Len Đao.

Len Đao ngày nay càng vững chãi, sạch đẹp, văn minh. Hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt, học tập của cán bộ chiến sĩ. Công tác chăn nuôi, tăng gia sản xuất cũng được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của toàn đảo. Nhà văn hóa đa năng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa thể thao, nơi nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là công trình phòng thủ vững chắc bảo vệ vùng biển đảo tuyến đầu Trường Sa.


 

 Cán bộ chiến sĩ đảo Len Đao đón thủ trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân lên kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu
Cán bộ chiến sĩ đảo Len Đao đón thủ trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân lên kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu



Một số hình ảnh về đảo Len Đao:

 

Vườn rau xanh trên đảo
Vườn rau xanh trên đảo
 Xay đỗ tương làm sữa đậu nành và đậu phụ, phục vụ bữa ăn hàng ngày
Xay đỗ tương làm sữa đậu nành và đậu phụ, phục vụ bữa ăn hàng ngày
 Tích trữ nước sinh hoạt
Tích trữ nước sinh hoạt
Bữa ăn hôm nay có nhiều rau xanh, vì tàu hậu cần mới ra tiếp tế
Bữa ăn hôm nay có nhiều rau xanh, vì tàu hậu cần mới ra tiếp tế
 Buổi sáng thủy triều xuống, làm lộ ra bãi cát rộng tuyệt đẹp xung quanh đảo
Buổi sáng thủy triều xuống, làm lộ ra bãi cát rộng tuyệt đẹp xung quanh đảo
 Cờ Tổ quốc luôn đỏ chói khẳng định chủ quyền trên đảo
Cờ Tổ quốc luôn đỏ chói khẳng định chủ quyền trên đảo
Bia chủ quyền trên đảo Len Đao
Bia chủ quyền trên đảo Len Đao
Vỏ đạn báo động treo ở cửa mỗi phòng làm việc, phòng ở
Vỏ đạn báo động treo ở cửa mỗi phòng làm việc, phòng ở
 Đàn hát cùng chiến sĩ mới
Đàn hát cùng chiến sĩ mới
 Chào tạm biệt khi đoàn khách rời đảo
Chào tạm biệt khi đoàn khách rời đảo



Mai Thanh Hải (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.