Những năm tháng dưới mái đình Tân Thông của ông Sáu Khải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đình Tân Thông ở Tân Thông Hội (Củ Chi) là nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải gắn bó thời thơ ấu và những năm tháng cuối đời. Ở đó, còn lưu giữ rất nhiều tư liệu và ký ức về ông.

Trong đình Tân Thông còn lưu giữ khá nhiều hình ảnh về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đặc biệt từ năm 2006 về sau, khi ông về sống trong ngôi nhà cạnh đình và đích thân chủ trì việc trùng tu ngôi đình cổ 248 năm này.

 

Ông Phan Văn Khải trong một chuyến về thăm đình Tân Thông năm 2000 - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Phan Văn Khải trong một chuyến về thăm đình Tân Thông năm 2000 - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

Người đang giữ ký ức xưa nhất về sự gắn bó của ông Phan Văn Khải với đình Tân Thông là ông Nguyễn Văn Khỏe (89 tuổi), trưởng ban quản lý di tích lịch sử đình Tân Thông và là người bạn nối khố của ông.

Ông Khỏe kể chính ở nhà hậu của đình, người bạn Phan Văn Khải và ông đã ngồi học ngày thơ bé. Khi về hưu ông lại trở về trà thuốc với những người bạn ngày xưa cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.

 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm đình Tân Thông trong một lần ông Lê Khả Phiêu ghé thăm - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm đình Tân Thông trong một lần ông Lê Khả Phiêu ghé thăm - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

"Thời ổng còn làm nguyên thủ Quốc gia, cứ mỗi lần về nhà, việc đầu tiên là ổng qua đình thắp nhang. Còn hồi về hẳn đây, mỗi lần thấy bóng xe điện của ổng tới đình là thấy vui. Ổng ngồi trò chuyện say sưa, quá giờ cơm cận vệ tới nhắc ổng cũng chưa muốn về", ông Khỏe kể.

Về quá trình trùng tu đình Tân Thông do đích thân ông Phan Văn Khải chủ trì, vận động, ông Khỏe cho biết đình được trùng tu tháng 6-2009, đến tháng 7-2010 thì hoàn thành.

 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm ngôi đình đã được tu sửa - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm ngôi đình đã được tu sửa - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông

Theo ông Khỏe, nói trùng tu nhưng thực tế gần như làm mới vì đình cũ đã quá xuống cấp.

"Ông Khải thích số 9 nên ngôi đình này cái gì cộng lại cũng bằng 9. Bốn cây long  trụ cao 8,1 là 9; giáp vòng giữa long trụ cũng 3m6 cộng lại là 9, thời gian trùng tu đình 369 ngày cũng liên quan số 9...", ông kể thêm.

 

Ông Sáu Khải và những người bạn vong niên trong một lễ cúng ở đình Tân Thông - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải và những người bạn vong niên trong một lễ cúng ở đình Tân Thông - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải cùng các bậc cao niên trong làng thắp nhang trong một lần cúng đình - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Ông Sáu Khải cùng các bậc cao niên trong làng thắp nhang trong một lần cúng đình - Ảnh: Chụp lại từ tư liệu đình Tân Thông
Vườn cây dầu hơn 20 năm tuổi do ông Sáu Khải trồng nay đã tỏa bóng mát khắp sân đình Tân Thông.
Vườn cây dầu hơn 20 năm tuổi do ông Sáu Khải trồng nay đã tỏa bóng mát khắp sân đình Tân Thông.

Và dường như ông Sáu Khải đã chuẩn bị cho việc trở về với mái đình Tân Thông từ rất lâu.

Ông Khỏe nói từ những năm 1990, ông Phan Văn Khải đã đích thân lên Tây Ninh tìm những cây dầu về ươm trồng trong sân đình.

Bây giờ khi ông ra đi, những thân dầu ấy đã trưởng thành, cao vút tỏa bóng mát khắp sân đình.

Viễn Sự-Ngọc Khải/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.