Một ngày ở làng "ăn tới, mần lui"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng Mai Xá thuộc xã Gio Mai (huyện Gio Linh, Quảng Trị), nằm bên bờ sông Hiếu, nổi tiếng là một ngôi làng có phong cảnh đẹp, nhiều người học hành đỗ đạt và có nghề làm chắt chắt (con hến).
 

 

Hến là thứ mang cơm no áo ấm về cho người dân làng Mai Xá.
 

 

Làng hến Mai Xá được dân gian đặt cho cái tên là làng “ăn tới, mần lui” là vì muốn ăn con hến thì người ta phải dùng bánh đa (có nơi gọi là bánh tráng) để xúc tới còn động tác cào hến thủ công thì người làm thường phải đi giật lùi. Tuy nhiên, ngày nay, người ta chủ yếu cào hến bằng đò máy thay vì làm thủ công như trước.
 

 

Dụng cụ để người ta cào hến là sự kết hợp giữa 1 thanh tre dài, phía dưới có lưới để rà dưới đáy sông…Từ sáng sớm, có khoảng hơn 20 chủ đò ở Mai Xá ra bến sông Hiếu để ngược xuôi trên dòng sông này đánh bắt hến. Phạm vi mà họ di chuyển dài đến trên dưới 13 km, từ làng Mai Xá lên tận Cầu Đuồi (H.Cam Lộ). Thời gian làm việc thường kéo dài từ 6 giờ sáng đến quá 12 giờ trưa.
 

 

Trung bình mỗi ngày các chiếc đò hến cào được khoảng chừng 40 đến 50 kg hến (tương đương bằng 7 xô, mỗi xô tính ra là 70.000 đồng).
 

 
 

Anh Đặng Văn Quốc, một người có kinh nghiệm hơn 20 năm cào hến ở làng Mai Xá cho biết, trước khi bán đi cho thương lái, số hến này phải được đãi sạch rác rưởi, bùn đất…sơ qua.
 

 

Vậy mà anh Quốc tự hào nói với tôi rằng nhờ nghề cào hến này anh đang nuôi 4 đứa con, 1 đứa đang học ĐH Y dược, còn 2 đứa học trường chuyên của tỉnh, đứa út đang học ở làng.
 

 

Cào được con hến dưới sông đã không dễ nhưng việc lấy con hến ra khỏi vỏ cũng không phải ai cũng làm được. Theo những gia đình chuyên nấu hến ở Mai Xá, hến tươi sau khi được mang lên phải qua mấy công đoạn mới ra được con hến thơm tho, trắng trẻo.
 

 
 

Cụ thể, hến sau khi để khô vài tiếng đồng hồ, sẽ được ngâm nước từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau (việc ngâm này để hến nhả cát ra). Sau đó hến sẽ được nấu trên nồi nước. Công đoạn tiếp theo nữa là dùng nước đãi để tách thịt con hến ra khỏi phần vỏ của chúng.
 

 

Hến thành phẩm cùng với nước luộc ra nó hoặc sẽ theo chân các tiểu thương đến bán tại các chợ lớn nhỏ của tỉnh Quảng Trị hoặc sẽ “ở lại” Mai Xá để tạo nên món bún hến Mai Xá, ngon nức tiếng.
 

 

Hiện nay, đi dọc tuyến đường Xuyên Á ngang làng Mai Xá, dễ thấy có khoảng hơn chục quán bán món ăn này. Nhưng quán nổi tiếng nhất và lớn nhất vẫn là của mệ Hằng.
 

 

Quán của Mệ Hằng từ năm 1999 có giá 2.000 đồng/tô bún hến, nay giao lại cho con trai và giá cũng chỉ là 10.000 đồng/tô.
 

 

Bà Hằng cho biết, hến Mai Xá chế biến ra 2 loại bún khô và bún nước. Bún hến khô gồm bún, hến đã xào qua, rau màu , đậu lạc. Còn bún hến nước nguyên liệu như bún hến khô nhưng chan thêm nước luộc hến. Vậy nên, bún hến Mai Xá khác hoàn toàn với bún hến kiểu Huế…

Nguyễn Phúc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...