Hiến đất cho cả làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chứng kiến cảnh người dân phải sống rải rác ở những triền núi chênh vênh, một phụ nữ Cơ tu ở vùng núi cao Tây Giang (Quảng Nam) đã hiến hơn 10.000 m2 đất giúp đồng bào dựng làng mới để 'né' sạt lở.
 

Chỉ tay về phía mảnh đất phẳng rộng, nơi có những mái nhà mới được xây dựng lên, chị Pơloong Thị Nhứt (trưởng thôn Z’rượt, xã vùng cao Ch’Ơm, huyện Tây Giang) khoe đó là khu tái định cư của thôn Réh và Z’rượt mới được dựng từ khu đất do bà Bhríu Thị Đuônh (68 tuổi, ở xã Ch’Ơm) hiến tặng cách đây hơn 3 năm. Trước đây, hơn 40 hộ dân của làng mới đã phải sống rải rác ở những triền núi chênh vênh hoặc chen chúc trong những ngôi nhà chật hẹp với nhiều thế hệ. “Ở làng này, ai cũng biết điều kiện kinh tế của bà Đuônh còn khó khăn, chồng lại mất sớm. Hơn 10.000 m2 đất là cả một gia tài lớn, nhưng bà vẫn tự nguyện hiến, chỉ mong người dân có nơi ở mới và để không phải sống trong cảnh lo sợ họa núi đè”, nữ trưởng thôn tâm sự.

Theo chị Pơloong Thị Nhứt, người dân vùng cao đa phần sống dựa vào núi, luôn đối diện nguy cơ sạt lở. Khi được thông báo được bố trí khu tái định cư ở mảnh đất mới khá bằng phẳng, ai nấy đều vui mừng và hỗ trợ nhau chuyển nhà. “Năm ngoái nghe tin lở núi ở vùng cao Trà My vùi lấp nhiều nhà dân, bà con ở đây sực nhớ lại cảnh mình từng sống ở những triển đồi mà không khỏi kinh sợ. Bây giờ thì khác rồi!", chị Nhứt nói.

 

Khu tái định cư mới được xây dựng lên từ phần đất hơn 10.000 mét vuông do bà Đuônh hiến tặng.
Khu tái định cư mới được xây dựng lên từ phần đất hơn 10.000 mét vuông do bà Đuônh hiến tặng.

Đất chung của làng

Căn nhà của bà Đuônh nằm ẩn khuất dưới chân núi, cạnh tuyến đường quốc phòng ngược lên vùng đất Ga Ry, giáp ranh với biên giới nước bạn Lào. Con đường này, trước năm 2010 cũng "nằm" trên một phần đất của bà Đuônh, khi chính quyền vận động bà hiến ngay mà không đòi hỏi gì. Bà nói, bây giờ ngoài mảnh vườn nhỏ cùng diện tích đất nhà để ở, bà không còn khu đất nào nữa, tất cả đều đã được hiến cho làng và ủng hộ chủ trương tái định cư. “Tôi hiến đất để mong có được nơi ở mới ổn định cho con cháu, cho dân làng sau này”, bà Đuônh nói.

Là một trong số hơn 40 hộ gia đình dựng nhà trên đất làng mới do bà Đuônh hiến tặng, Tơ Ngôl Nhiu (26 tuổi, ở thôn Z’rượt) không giấu được niềm vui. Nhiu cưới vợ sớm nhưng không có đất riêng, phải sống chung với bố mẹ cùng đàn em trong căn nhà nhỏ chỉ vài chục mét vuông ở sườn núi. Nhiều lần mưa lớn, đất lở vào sát vách, anh và người thân chỉ biết cõng nhau đi nơi khác lánh nạn. Kể từ khi về sống ở khu tái định cư rộng rãi, gia đình sinh hoạt thoải mái hẳn. “Nhiều người ở Z’rượt và Réh đã yên tâm àm ăn. Chúng tôi đang nợ bà Đuônh một lời cảm ơn”, Nhiu trải lòng.

Ông Bhríu Hồ, Phó chủ tịch UBND xã Ch’Ơm, cho biết phần đất bà Đuônh hiến tặng giờ trở thành đất chung của làng. Người dân giờ cũng đã chung làng, chung nguồn nước, chung chòi rẫy... Việc hiến tặng cả chục ngàn mét vuông đất như bà Đuônh ở vùng cao Tây Giang là chuyện xưa nay hiếm.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.