Cựu binh Mỹ và cây vĩ cầm gắn bó với phụ nữ nghèo Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

25 năm qua, ông Mike Boehm là "ông Mai phụ nữ" ở vùng nông thôn nghèo Quảng Ngãi. 25 năm qua ông cũng góp tiếng vĩ cầm trong mỗi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai.

Chiều 14-3, bà Phạm Thị Hồng Hải - phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Quảng Ngãi - đã thay mặt Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao kỷ niệm chương ghi nhận cống hiến "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" cho cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm - người mỗi lần tưởng niệm vụ thảm sát Sơn Mỹ đều không quên đóng góp tiếng vĩ cầm hòa bình của mình.

 

Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.
Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.

Người đàn ông làm hội viên hội phụ nữ

Đây là sự tri ân những năm tháng ông Mike Boehm gắn bó với phong trào phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn Quảng Ngãi.

Người cựu binh này không quản ngại khó khăn đi về các miền quê Quảng Ngãi thăm hỏi, hỗ trợ vốn giúp phụ nữ xóa đói, giảm nghèo. Từ số tiền ban đầu vỏn vẹn 3.000USD, ông Mike Boehm đã lặng lẽ quyên góp vốn hỗ trợ cho hàng trăm phụ nữ nghèo ở Quảng Ngãi với hơn 1,6 tỉ đồng. Ông còn xây nhà tình thương cho các chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mike Boehm còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân nước ngoài ủng hộ hàng tỉ đồng giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ công trình nước sạch cho các trường học Quảng Ngãi...

 

25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là
25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là "ông Mai phụ nữ".

Đến Sơn Mỹ và bắt đầu những hành động đẹp của mình từ năm 1993, ông đã khiến phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi vô cùng xúc động. Họ thường gọi ông là "ông Mai phụ nữ", thậm chí kết nạp ông làm hội viên danh dự của Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi.

Trước sự tri ân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua tấm kỷ niệm chương, ông Mike Boehm cảm thấy xúc động lẫn tự hào, coi đó là sự bao dung của người Việt Nam đối với người Mỹ để cùng nhau bước qua quá khứ.

"Tôi đã đồng hành cùng phụ nữ nghèo Quảng Ngãi 25 năm rồi. Và tôi vẫn muốn tiếp tục đồng hành trong thời gian tới. Tôi hi vọng mình khỏe để tiếp tục công việc và những dự định đang còn ấp ủ ở Quảng Ngãi", ông Mike Boehm tâm tình.

Tiếng vĩ cầm hòa bình ở Sơn Mỹ

Mike Boehm là cựu binh Mỹ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Ông căm ghét chiến tranh và luôn day dứt khi đã đến Việt Nam tham chiến.

Năm 1968, lúc xảy ra vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông đang đóng quân ở Củ Chi (TP.HCM). Dù không tham gia vụ thảm sát nhưng ông luôn cảm thấy ám ảnh mỗi lần xem ảnh hay nghĩ đến sự kiện đã giết hại 504 thường dân Việt Nam vô tội.

 

"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".
"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".

Tròn 25 năm qua, ông Mike Boehm đều đặn góp tiếng vĩ cầm réo rắt giữa hương khói trong các lễ tưởng niệm vụ thảm sát này. Bên tượng đài ghi dấu ký ức về những thường dân vô tội bị sát hại, ông Mike Boehm mong tiếng đàn của mình có thể gửi đi thông điệp hòa bình, để không còn những vụ thảm sát đau lòng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Dịp kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968 - 16-3-2018) năm nay, ông Mike Boehm đã tròn 70 tuổi. Ông nói rằng tay mình vẫn còn đủ mềm để kéo vĩ cầm giữa ngôi làng đau thương.

Ông Mike Boehm và tiếng vĩ cầm ở Sơn Mỹ đã trở nên nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới thông qua bộ phim tài liệu "Tiếng vỹ cầm Mỹ Lai" của đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1998.

Bộ phim khắc họa những mất mát và tổn thương trong vụ thảm sát xảy ra tại Sơn Mỹ - chỉ trong vài giờ buổi sáng 16-3-1968, quân đội Mỹ đã giết chết 504 dân thường vô tội - qua lời kể của các nhân chứng lồng trong tiếng vĩ cầm của Mike Boehm.

Bộ phim chưa đựng hi vọng chuộc lỗi và gửi đi thông điệp khép lại quá khứ nhìn về tương lai. Bộ phim tài liệu này đã đoạt giải Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan năm 1999, và giải Bông Sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 cùng năm.

Trần Mai/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).
Những cuộc đời ven kênh

Những cuộc đời ven kênh

Từ bao đời nay, trên các nhánh sông Sài Gòn từng có những xóm làng ven kênh, họ sống đời cha nối tiếp đời con. Đó là những xóm kênh hay dân bờ kè gắn liền với cuộc đời và số phận thăng trầm cùng các dòng sông, bờ kênh của thành phố...
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trái tim những người từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia vẫn luôn hướng về vùng đất Đức Cơ-nơi tiễn các anh đi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và cũng là nơi đón các anh trở về với đất mẹ. Và, ở miền biên viễn này còn có bao đồng đội đang yên giấc vĩnh hằng.

Người của biển khơi

Người của biển khơi

Cứ mỗi lèo biển đánh được nhiều cá, anh lập tức nhớ ngay tọa độ, ngày tháng đánh bắt, đêm có trăng hay không trăng, dòng hải lưu thế nào... để mùa sau, năm sau quay trở lại đánh bắt
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.