Săn mây trên nóc nhà biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những khối đá lớn nhấp nhô được thiên nhiên tạo ra với muôn vàn hình thù kỳ bí thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tầng mây. Những ai đến đây đều cứ ngỡ đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Đứng trên đỉnh Phạt Chỉ (Bình Liêu, Quảng Ninh) hướng tầm mắt ra xa có thể thấy rõ những làn mây trắng muốt trập trùng uốn lượn bao phủ quanh chân núi, cảm giác đất trời đang hòa nhập. Những khối đá lớn nhấp nhô được thiên nhiên tạo ra với muôn vàn hình thù kỳ bí thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tầng mây. Những ai đến đây đều cứ ngỡ đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Trong một lần đi công tác tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), vì muốn tìm hiểu thêm phong tục tập quán của bà con dân tộc vùng cao, tôi quyết định ở lại hai ngày cuối tuần để đến những bản làng nằm rải rác quanh thị trấn. Đang băn khoăn vì chưa thông thuộc đường đi lối lại, anh Bá Trinh, Phó bí thư huyện đoàn Bình Liêu nhìn tôi cười bảo - “Ông muốn đi xuống bản thì nhờ chị Đẹp ấy. Ở đây không có ngóc ngách nào mà chị ấy không biết đâu?”.

 

 

Nữ phượt thủ

Được giới thiệu là một nữ “phượt thủ” có tiếng, đã từng trèo lên đỉnh các cột mốc biên giới của Bình Liêu, thi thoảng còn được làm hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” cho các đoàn khách của huyện, công việc chính của chị Vi Thị Đẹp là cán bộ phong trào của huyện đoàn Bình Liêu. Khi tôi vừa mở lời, Đẹp nhanh nhảu đáp: “Anh yên tâm, gì chứ đi phượt là nghề của em. Chỉ sợ xuống bản anh lại say cảnh không muốn về ấy chứ”.

Đúng như lời hứa, mới sáng sớm tinh sương, tiếng xe máy đã nổ rè rè trước cửa kèm theo tiếng gọi lanh lảnh của Đẹp “Đi thôi anh ơi, không đi sớm trời này dễ mưa lắm”. Gói ghém tư trang đâu vào đấy, chúng tôi lên đường lúc trời vừa tờ mờ sáng. Đi chừng một đoạn, trời bỗng dưng đổ mưa, chiếc xe máy vẫn rồ ga vượt qua con suối nhỏ. Tôi có ý định quay về, phần vì ái ngại với Đẹp: phần vì xuống bản trong thời tiết này đường sẽ rất khó đi và nguy hiểm.

Như đoán được ý định tôi muốn bỏ cuộc, Đẹp nhoẻn miệng cười, bảo: “Trời mưa thế này anh có muốn đi săn mây không?”. Ngớ người ra tưởng Đẹp đang đùa vì lâu nay tôi chỉ nghe bảo săn hươu, săn nai chứ có ai đi săn mây bao giờ. Đẹp tiếp lời : “Cứ đi đi rồi anh sẽ biết”. Câu nói của Đẹp khiến tôi càng nghi ngại, nhưng vì danh tiếng “phượt thủ” của Đẹp lại làm tôi thêm háo hức.

Quay xe về Trung tâm thị trấn Bình Liêu chúng tôi mới vòng qua các xã Tình Húc, Lục Hồn, Hoành Mô rồi mới đến Đồng Văn. Chặng đường không xa nhưng mất hơn 1 giờ vì tôi vừa đi vừa ngắm cảnh, thỉnh thoảng lại dừng xe chụp hình những đứa trẻ người Dao với đôi chân trần đang rảo bước trên bờ ruộng bậc thang sát vách núi.

 

Những thửa ruộng bậc thang vừa mới thu hoạch xong để lại lớp rạ vàng óng như tấm lụa mềm mại choàng phủ lên sườn đồi.
Những thửa ruộng bậc thang vừa mới thu hoạch xong để lại lớp rạ vàng óng như tấm lụa mềm mại choàng phủ lên sườn đồi.

Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ ở Bình Liêu đang sở hữu những cung đường tuyệt đẹp như trong tranh vẽ. Những thửa ruộng bậc thang vừa mới thu hoạch xong để lại lớp rạ vàng óng như tấm lụa mềm mại choàng phủ lên sườn đồi. Thoảng trong gió mùi thơm của quế hòa lẫn với hồi đang trong mùa thu hoạch. Thấp thoáng ven đường, những ngôi nhà sàn của bà con dân tộc thiểu số nghi ngút khói. Những sơn nữ gánh quế trên đường trong những bộ trang phục thổ cẩm được thêu hoa văn sặc sỡ màu sắc không thể không lay động lòng người.

Vừa đi vừa nói chuyện, tôi mới biết Đẹp là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở Bình Liêu. Mọi con đường, mọi địa danh như nằm trong lòng bàn tay Đẹp. “Từ nhỏ em đã theo mẹ lên rừng phát rẫy, lớn hơn tí nữa thì theo bố rong ruổi khắp các bản làng. Càng lớn em lại càng thích khám phá đây đó. Nhìn vậy thôi chứ quê hương mình đẹp lắm anh ạ”, Đẹp cười tươi.

Dọc đường biên giới phía Tây huyện Bình Liêu, có hàng chục cột mốc được cắm trên đỉnh các ngọn núi. Núi ở đây không rậm rạp, không cao quá và thường là những ngọn núi chỉ có cỏ cây lúp xúp, sông suối nhỏ, lại thêm hệ thống giao thông vô cùng tiện lợi nên việc đi lại cũng dễ dàng. Bên cạnh đó là cảnh quan thông thoáng với một tầm nhìn “mê ly”, khiến người “thờ ơ” nhất cũng phải chụp vài kiểu ảnh.

Đến Bình Liêu, người ta thường nhắc đến các địa danh như thác Khe Vằn, sống lưng Khủng Long hay đỉnh Cao Xiêm. Nhưng trong số đó, rất ít người biết đến đỉnh Phạt Chỉ nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển. Phạt Chỉ còn có cột mốc 1327 và đặc biệt còn có những “biển mây” rất ít khi xuất hiện. “Để săn được mây ở đây phải chọn những ngày mưa. Nhưng phải là cuối mùa đông hoặc mùa xuân. Sau mưa, bầu trời sẽ trong như ngày hè nhưng mây sẽ tụ vào các thung lũng như những thảm bông ôm trọn thân núi”, Đẹp giải thích.

Quảng Ninh hiện có 78 cột mốc phân chia ranh giới Việt - Trung, riêng huyện Bình Liêu có 27 cột mốc nằm liền kề nhau chạy dài trên đỉnh núi. Cột mốc 1327 cũng là cột mốc cuối cùng của huyện tiếp giáp với huyện Hải Hà. Điều đặc biệt ở Bình Liêu, cung đường tuần tra biên giới đều được rải bê tông thông thoáng. Mỗi cột mốc đều gắn liền với một câu chuyện hùng tráng được người dân bản địa truyền tai nhau về một thời binh đao, khói lửa.

“Săn” mây miền biên viễn

 

Xung quanh cột mốc 1327 có những mô đất nhỏ nhưng có băng giấy quấn bên trên đỉnh.
Xung quanh cột mốc 1327 có những mô đất nhỏ nhưng có băng giấy quấn bên trên đỉnh.

Càng đi, tôi càng háo hức về một viễn cảnh được chạm vào những đám mây. Được tận mắt nhìn thấy “biển mây” trắng xóa như bông theo lời Đẹp kể. Con đường bê tông ngoằn ngoèo đưa chúng tôi đến tới bản Phạt Chỉ, ngay bên đường có bảng chỉ dẫn rẽ trái để lên cột mốc 1327. Từ đây, con đường dường như mới đạt đến độ thử thách lòng người. Tuy được rải bê tông bằng phẳng nhưng nằm cheo leo bên vách núi, với chiều dài khoảng 2 km nhưng thực sự cần một “tay lái lụa”. Chỉ lơ là hoặc yếu tay lái sẽ rất khó khăn để có thể lên được đỉnh.

Thấy tôi căng thẳng, Đẹp liến thoắng khoe: “Đường này còn dễ đi hơn rất nhiều so với trước kia đấy anh. Mấy năm trở lại đây Bình Liêu đã đổi thay nhiều, những con đường hầu hết đã được trải nhựa hoặc bê tông vào tận các khe, bản. Nhà cửa cũng được xây dựng khang trang hơn. Mà có vất vả, khó đi thì anh mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và cái thú khi đi săn mây chứ”.

Chiếc xe máy dò dẫm từng khúc cua, khoảng 20 phút sau, trong màn sương mờ ảo, đỉnh núi Phạt Chỉ dần hiện ra trước mắt chúng tôi với cột mốc 1327. Vừa gạt chân chống xe để cởi vội chiếc áo mưa, Đẹp đã réo rắt: “Hôm nay có thác mây anh ơi, có cả một biển mây luôn”. Đứng cạnh cột mốc 1327, trước mắt là những làn mây trắng đang sà xuống tràn qua các sườn núi, vừa hùng vỹ vừa tráng lệ. Những khối đá với đủ hình thù kỳ dị được thiên nhiên tinh tế chạm khắc thấp thoáng trong mây, tôi như ngỡ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Bây giờ Đẹp mới giải thích tại sao gọi là “săn” mây, bởi vì không phải lúc nào mây ở đây cũng xuất hiện được như thế. Chỉ có những hôm trời vừa dứt mưa, mây ở đây mới xuất hiện. Không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức cảnh đẹp này. Nhìn những đám mây trắng lững lờ, uốn lượn trong veo dưới thung lũng, tôi mới cảm nhận được sức hấp dẫn của Bình Liêu đối với giới trẻ thích “phượt” mà tôi thường hay đọc trên các trang mạng xã hội.

Vào mùa đông, đỉnh Phạt Chỉ nhiều lúc còn có cả băng tuyết nhưng cái lạnh khắc nghiệt nơi đây vẫn không thể kìm hãm được sức sống mãnh liệt của vùng đất miền biên viễn này. Chỉ cần le lói một ánh nắng là muôn hoa đua nở, cây cối xanh mướt một màu. Dưới chân chúng tôi hoa mua vẫn nở rộ, thấp thoáng sau những làn mây là trùng điệp núi non với một màu xanh kỳ bí. Mãi mẩn mê với mây núi chúng tôi như quên cả thời gian để quay về.

 

“Những năm gần đây, Bình Liêu (Quảng Ninh) đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc hấp dẫn với người dân Quảng Ninh và du khách thập phương. Các địa điểm được du khách và người dân yêu thích như thác Khe Vằn, đình Lục Nà hay sống lưng Khủng Long... Trong đó, một địa điểm khá nổi tiếng với người dân bản địa nhưng du khách còn ít biết đến đó là đỉnh Phạt Chỉ với những chuyến “săn mây” lạ kỳ.

Theo lời kể của một số người dân bản địa, cột mốc trên đỉnh Phạt Chỉ là một trong những cột mốc ẩn chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Điều này cũng giải thích vì sao xung quanh cột mốc 1327 có những mô đất nhỏ nhưng có băng giấy quấn bên trên đỉnh. Đó là những nấm mộ vô danh của các chiến sĩ ngã xuống trong công cuộc gìn giữ hòa bình cho tổ quốc nhưng mãi không được gọi tên.

Tôi đưa mắt nhìn xung quanh và chợt nhận ra rằng, những đám mây trắng kia giống như tinh túy của vùng đất miền biên viễn này. Sức sống mãnh liệt đang hòa quyện vào đất trời bao la hứa hẹn một Bình Liêu chuyển mình, phát triển xứng tầm với những ưu đãi của thiên nhiên đang ban tặng.

Bá Trinh - Hoàng Dương/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.