Lễ cúng "Hòn đá thần" của người Hà Nhì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày tết sẽ bị bắt tội.

Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp.

Thần bếp

 

Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào
Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào "Hòn đá thần" trong căn bếp của người Hà Nhì ở xã Y Tý.

Bên ánh lửa bập bùng, nghệ nhân Ly Seo Chơ (72 tuổi, thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, Lào Cai) nói như đinh đóng cột: "Hòn đá mang về thờ phải được đào dưới đất lên, nơi nào con người chưa giẫm đạp hay đốt lửa thì mới lấy. Cứ tết đến chúng tôi lại phải cúng một lần.

Gia đình tôi ở đây ba thế hệ rồi nhưng hòn đá vẫn còn y chỗ cũ, không ai dám xê dịch dù chỉ vài centimet".

"Hòn đá thần" thường cao khoảng 40cm, rộng hơn 20cm, được chôn sâu trong bếp cạnh nơi nấu nướng đồ ăn.

"Nếu thiếu đi hòn đá, con cháu gặp chuyện không may thì không thể trách ai được. Nhà có thể làm rộng ra hoặc phá đi làm lại nhưng hòn đá vẫn được giữ đúng vị trí. Ai để chân lên là có tội, sẽ bị ốm đau" - ông Chơ khuyên nhủ.

Người Hà Nhì tâm niệm: có chủ bếp gia đình mới khỏe mạnh, làm việc gì cũng xuôi. Nếu trong trường hợp phải chuyển đi nơi khác, phải làm lễ mang hòn đá đi. Chủ bếp đánh dấu nơi người Hà Nhì đã đến khai hoang, sinh con đẻ cái.

Ông Phu Pé Luy (51 tuổi, thôn Lao Chải 1) nói: "Tối 30, người Hà Nhì thắp hương khấn thần bếp, sau đó thắp hương ở tất cả các cửa, ngay cả chuồng trâu, chuồng lợn cũng phải cắm hương.

Thắp hương để trời đất sáng vì người Hà Nhì (thường sống ngang tầm mây) hay bị mây mù bao phủ vào dịp cuối năm. Mong trời sáng để ra năm còn lên nương cấy lúa, đi xa làm ăn".

Ngoài "thần đá", kỷ vật không thể thiếu trên gác bếp của mỗi gia đình là hàm lợn. Người Hà Nhì gọi hàm lợn là Gà Bả Ngư. Gia đình nào nhiều hàm lợn có nghĩa là cuộc sống ấm no, ăn tết to.

Sau khi mổ lợn, nhà nào cũng để một cái hàm lợn treo lên gác bếp. Người Hà Nhì nói treo hàm lợn thể hiện sự no ấm, khẳng định đã ăn bao nhiêu cái tết.

Tết thiếu nhi

 

Hàm lợn được treo trong bếp mỗi gia đình người Hà Nhì ở xã Y Tý.
Hàm lợn được treo trong bếp mỗi gia đình người Hà Nhì ở xã Y Tý.

Kết thúc Tết Nguyên đán khoảng 2 tuần, người Hà Nhì lại chọn ngày để đón Tết thiếu nhi. Năm nay Tết thiếu nhi sẽ tổ chức giữa tháng giêng nhưng có năm thì cuối tháng giêng dựa vào cách tính của người Hà Nhì.

Trong Tết thiếu nhi, trẻ em được vui chơi, mặc quần áo mới và người lớn phải ở nhà "phục vụ" trẻ nhỏ.

Tết đến, người già mừng tuổi cho con cháu bằng trứng luộc đã nhuộm màu. Trẻ nhỏ ở những bản khác đến chơi cũng sẽ được tặng trứng. Sau Tết thiếu nhi, cứ 12 ngày mỗi gia đình sẽ cúng một lần, cúng hết 3 lần sẽ kết thúc...

Để đón nhận những điều may mắn cho năm mới, hằng năm người Thái Trắng (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) lại tập trung ra khu vực sông suối cạnh bản để làm lễ gội đầu. Nhiều ngày lễ, tết trong năm nhưng đến Tết Nguyên đán người Hà Nhì vẫn ăn to.

Trước tết họ thường sửa sang nhà cửa, chuẩn bị gạo, rượu, đồ ăn. Lợn chuẩn bị nuôi từ đầu năm để tết đến thì mổ.

Người Hà Nhì có rất nhiều lễ hội trong năm. Trưởng thôn Lao Chải 1 (xã Y Tý) là anh Chu Che Sá bảo rằng người Hà Nhì đã bỏ bớt một vài lễ hội để lo đi làm ăn xây dựng kinh tế nhưng ngoài Tết Nguyên đán và Tết thiếu nhi thì còn có lễ Khu Già Già (tháng 6).

Lễ này cả bản sẽ góp tiền mua trâu để mổ, cúng cầu mong cho mùa màng tốt tươi. Đến tháng 11 thì có lễ Ga Tho Tho, lễ này chỉ riêng người Hà Nhì mới có. Ngoài ra có thêm một số lễ cúng nhỏ tháng 8, tháng 9 như: ăn lúa mới, ăn nếp mới...

Sống thử và cất nhà đón xuân

 

Người Hà Nhì cùng nhau giúp gia đình anh Phu Gió Sứ dựng nhà để đón tết.
Người Hà Nhì cùng nhau giúp gia đình anh Phu Gió Sứ dựng nhà để đón tết.

Người Hà Nhì ở nơi mây mù nên dịp tết trai gái thường hẹn hò nhau lên những khu vực có ánh nắng mặt trời để nhảy dây, hát giao duyên. Không chỉ người Hà Nhì mà người Mông, người Dao ở Y Tý cứ tết đến thường tụ họp thành từng nhóm để chơi trò chơi, tìm bạn tình.

Anh Phà Hờ Chuy (23 tuổi) nói: "Bọn mình cứ hẹn nhau từ trước tết, sau đó đi xuống vùng thấp hơn như Mường Hum hoặc A Mú Sung du xuân. Trai gái đưa nhau đi chơi, ai yêu nhau sâu đậm có thể ngủ thử với nhau.

Nếu ngủ thử mà thấy hợp nhau thì nhà trai sẽ mang gạo, thịt lợn, gà sang để hỏi nhà gái xin con về làm dâu. Đám cưới sẽ được tổ chức vào mùa xuân, lúc nhiều loài hoa rừng đua nhau bung nở...".

Sau khi cưới nhau, hai vợ chồng sẽ làm ăn dành dụm để cất nhà. Anh Phu Gió Sứ cho biết đang có rất đông anh em họ hàng của anh đến dựng mái nhà cho anh để năm nay anh sẽ đón xuân trong ngôi nhà mới.

Anh Sứ khoe: "Nhà mình làm hơn hai tháng rồi, cố gắng xong đúng dịp tết để vợ con cùng vui. Ngoài gà, rau, đậu thì mình cũng chuẩn bị con lợn 70kg. Khách đến chơi tết sẽ được uống rượu ngô, rượu thóc men lá rừng và thưởng thức những món ăn do chính tay vợ mình nấu...".

Chó ăn trước, người ăn sau

Tương truyền trong một trận lũ lớn đã cuốn trôi hết ngô, lúa khiến người Hà Nhì mất kế sinh nhai. Bất ngờ vào một đêm trăng sáng, các cụ già trong bản nhìn thấy một con chó ngủ trên mỏm đá gần với mặt trăng, đuôi mang theo mấy hạt thóc.

Từ mấy hạt thóc đó, giống được gây thành ruộng lúa tốt tươi để cứu đói và nuôi sống dân bản. Chính vì vậy mà từ đó đến nay người Hà Nhì luôn truyền miệng sự tích này và dặn con cháu phải xem con chó là vật cứu tinh trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Ngày tết, mỗi khi cúng xong thần bếp, đồ lễ một phần nhỏ sẽ được bỏ ra bát cho chó ăn trước rồi sau đó người mới được ăn.

Ngoài ra người Hà Nhì còn kiêng không ăn thịt ngựa vì họ quan niệm con ngựa là bạn đã giúp họ thồ chở hàng và ngày tết ngựa cũng sẽ được ăn cháo và đồ ăn ngon...

Quang Thế-Nguyễn Triều/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.