Cựu chiến binh tay ngang... làm đường cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khác với kỹ sư cầu đường thường lập và thẩm tra tổng mức đầu tư, hồ sơ xây dựng…, ông Trần Hồng Nghiêm (trú thôn Đak Na, xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đak Nông) mở đường bằng cách vừa thuê xe cơ giới xẻ núi, phóng đường vừa… bán bò, dê mua vật liệu.

Chuyện ông Nghiêm bán bò mở đường ai cũng biết nhưng khi hỏi nguyên do, ông nói tỉnh rụi: “Còn sức khỏe thì tôi làm đường để dân mình vận chuyển nông sản bớt khổ, làm đường để giúp đời chứ tính toán hơn thua bao giờ mới có đường!”.

 

Ông Nghiêm đang có mặt tại đoạn suối Đắk Rô để theo dõi công nhân mở đường, xẻ núi.
Ông Nghiêm đang có mặt tại đoạn suối Đak Rô để theo dõi công nhân mở đường, xẻ núi.

Ông Nghiêm cầu đường

2 năm nữa ông Nghiêm mới bước sang tuổi 70, nhưng ngày chúng tôi đến, ông khoe chân ông rắn rỏi, còn bước thoăn thoắt trên đồi đá lởm chởm, cheo leo ít nhất trong 10 năm tới. Mấy chục năm qua, dân xã Tân Thành quen với hình ảnh ông già cao dong dỏng, nước da cháy nắng, mang dép tổ ong, khoác trên mình bộ quân phục cựu chiến binh, ngồi trên chiếc xe máy cà tàng rong ruổi khắp núi cao, rừng sâu để đo đo, tính tính nghĩ cách mở đường giúp dân...

Ông Nghiêm gốc Hà Tĩnh, nhưng đã vào Tây Nguyên lâu rồi. Hồi còn trẻ theo tiếng gọi của đất nước, ông vào bộ đội hành quân trong Nam ngoài Bắc và chiến trường Lào. Thời chiến, bom Mỹ rải xuống không ngăn được bước hành quân của chàng lính trẻ tên Nghiêm nói riêng và bộ đội Việt Nam nói chung trên đường vào Nam giải phóng dân tộc.

Ông Nghiêm còn nhớ, chiến tranh khốc liệt khi ban ngày bom Mỹ rải khắp Trường Sơn phá đường, còn đêm đến, bộ đội, thanh niên xung phong nỗ lực thông đường để xe ta tiến vào Nam.

Sau giải phóng, ông về quê lập gia đình nhưng, đời lính quen hành quân nên thời bình vẫn phải đi khắp. Ngày ngày ông cùng anh em cựu chiến binh khảo sát đường dân sinh tại các xã nghèo rồi huy động nhà hảo tâm, đóng góp xây đường dân sinh. Đường ông làm ở quê thì nhiều nhưng ông không muốn nhắc đến bởi ông tâm niệm, quan trọng là người dân có đường thẳng tắp để di chuyển chứ ai làm thì có gì quan trọng!

Năm 1989, ông Nghiêm đưa gia đình vào Tây Nguyên lập nghiệp. Nhờ cần cù trong lao động, chịu khó dành dụm, vài năm sau vợ chồng ông sở hữu vài sào đất trồng cà phê, hồ tiêu, có của ăn, của để dành. Vào Tây Nguyên sinh sống, khi những đứa con của ông khôn lớn trưởng thành cũng là lúc ông tính đến việc làm đường giúp đỡ cho đời.

Tôi hỏi xuất phát từ nguyên nhân nào để ông có ý định xây đường cho dân, ông Nghiêm nháy mắt ra hiệu theo ông vào sâu trên con đường bụi đỏ mịt mùng, 2 bên rẫy cà phê đơm hoa trắng xóa. Từ đường lộ đi vào sâu đường đất đỏ rộng gần 5m dài hơn 8km với nhiều đường cắt ngang chằn chịt, xe chúng tôi dừng chân tại suối Đak Rô.

Dẫn khách rảo bộ đến con dốc dựng đứng nơi từng đoàn xe múc, xe ben tấp nập vận chuyển đất đá mở đường, ông Nghiêm bảo: Trước đoạn đường này là tuyến đường độc đạo để dân địa phương vận chuyển nông sản về xuôi. Đường dốc đá, ngoằn ngoèo nên đã có không ít vụ tai nạn lật xe công nông cướp đi nhiều mạng sống của người dân. Riêng tại cầu bê tông vững chãi tại suối Đắk Rô nơi chúng tôi đứng trước đây là cầu khỉ chông chênh đã xảy vụ việc một có cô gái trẻ mất mạng qua suối trong mùa mưa.

Ông Võ Tá Tâm (xã Đak Sak, huyện Đak Min) – chủ thầu xẻ núi, làm cầu giúp ông Nghiêm, dẫn chúng tôi đến một miếu thờ nhỏ giữa lưng chừng núi để xác nhận lời ông Nghiêm nói về các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trước đó. Nhiều năm nay, anh Tâm đồng hành cùng ông Nghiêm để mở đường giúp dân hàng chục km.

“Trước ông Nghiêm mở đường thử nghiệm rồi người dân thấy hiệu quả nên ủng hộ cách làm của ông. Riêng tôi cam kết đồng hành với ông Nghiêm. Diễn nhiên, đồng hành nghĩa là hỗ trợ công sức còn tiền bảo trì, xăng xe, ăn uống đều nhờ vào vợ chồng ông Nghiêm vì chúng tôi cũng đều nghèo cả” – anh Tâm dí dỏm.

Bán cả đàn bò để làm đường

Việc ông Nghiêm bỏ tiền làm đường vợ con không ai ủng hộ nhưng cũng chẳng phản đối bởi hiểu tính ngay thẳng, đã nghĩ là làm của ông. Dù cũng quen với việc làm của ông nhưng cách đây 2 tháng, trời mưa lớn, đường sạt ngăn cách trong khi nhà túng thiếu, ông Nghiêm bán đàn bò 10 con được 90 triệu để có tiền xây đường làm mọi người trong nhà bất ngờ.

Vợ ông - bà Phan Thị Mến (67 tuổi), thấy đàn bò chăm bẵm bao lâu nhưng chồng bán rẻ chỉ biết thở dài! Khách đến nhà, bà sắm sửa vài món ăn giản đơn để chồng trò chuyện.

Nhắc chuyện bán bò, dê trong nhà của ông Nghiêm để có tiền làm đường, bà Mến thật thà: “Nói không tiếc của thì không đúng nhưng đã là phận vợ chồng, tôi không giúp gì được cho ông nên chỉ biết ủng hộ việc ông làm”.

“Đời tôi rứa mà may mắn chú à! Tôi có vợ ủng hộ trong mọi thứ công việc. Nói rứa nhưng ngoài chuyện làm đường do tôi quyết ra thì việc gì trong nhà vợ tôi nói tôi cũng nghe lời bà cả!” - ông Nghiêm nói lớn như cố ý để vợ nghe. Đáp lại lời ông là tiếng nguýt dài cùng ánh mắt sắt như dao của bà Mến trước khi bước xuống bếp.

Ngày trước ông Nghiêm làm đường giúp dân còn có người lời ra tiếng vào nhưng sau này, nhận thấy đường ông Nghiêm mở phóng qua núi, xuyên rừng để xe máy cày băng băng vận chuyển nông sản, người dân hồ hởi ủng hộ. Nói vậy nhưng số tiền ông bỏ ra để xây dựng tuyến đường xuyên rừng đến nay đã trên 1 tỉ đồng mà thu lại chẳng là bao. Hiểu việc ông Nghiêm làm cho người dân, cuối mùa khi công việc nông nhàn, nhà nào hưởng lợi từ con đường do ông Nghiêm làm ra cảm ơn ríu rít.

Nhắc chuyện bỏ ra hàng tỉ đồng đầu tư xây dựng tuyến đường, ông Nghiêm tâm sự: Việc tự bỏ tiền xây dựng, trải đá để dân đi lại thuận lợi không ai ép buộc ông mà xuất phát từ tâm. Việc ông làm là tình nguyện nên người nào ủng hộ bằng vật chất, tinh thần ông đều nhận để có kinh phí duy tu, sửa chữa tiếp tục con đường.

Lần đầu tiên trong cuộc trò chuyện, ông Nghiêm trầm ngâm, phóng cái nhìn xa xăm trước câu dự định trong tương lai của ông là gì. Ông chia sẻ, trong những năm tới, ông vẫn sẽ đến những nơi mà người dân có nhu cầu vận chuyển nông sản để xây đường mở lối. Ông Nghiêm năm nay cũng đã lớn tuổi nên ông mong muốn có thêm nhiều người đồng hành cùng ông trong việc xây dựng đường đi lại.

“Năm nay sức khỏe tôi còn tốt nên tôi sẽ làm nốt con đường tại xã Tân Thành. Tôi sẽ tiếp tục xây đường đến khi nào sức khỏe không cho phép mới thôi” - ông Nghiêm nói.

Đánh giá về những việc làm của ông Nghiêm, ông Cao Văn Tính - Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, trong khi nguồn kinh phí của địa phương còn nhiều hạn chế thì hành động của ông Nghiêm là đáng hoan nghênh, ủng hộ. Ông Tính thông tin, việc làm đường của ông Nghiêm dựa trên sự đồng thuận, nhất trí cao từ phía người dân.

Quá trình làm đường, xây cầu, ủy ban xã đều hướng dẫn chi tiết để ông Nghiêm thực hiện đầy đủ các cơ sở pháp lý, thủ tục làm đường trình các cơ quan chức năng.

“Xã Tân Thành hiện còn nhiều khó khăn, người dân sống dựa vào các loại cây nông sản nên nhu cầu vận chuyển nông sản của người dân là rất lớn. Chúng tôi ghi nhận những việc làm của ông Nghiêm, chúng tôi đã tổ chức khen thưởng, động viên nhiều lần. Tôi hy vọng, trong xã có thêm nhiều người tốt như ông Nghiêm để cuộc đời thêm đẹp” - ông Tính nói.

Trần Hữu/laodong

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.