Lòng hào hiệp của gia đình 3 thế hệ đưa đò không lấy công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều năm nay, dù nắng sớm hay mưa dầm, cứ 6h sáng là ông Phạm Công Mẹo (SN 1960) có mặt ở bến đò đưa khách viếng chùa Từ Tôn (đảo Hòn Đỏ, phường Vĩnh Thọ, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Âm thầm như con đò, lặng lẽ như mặt nước sông, đưa đò nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến tiền công.

3 thế hệ đưa đò không công

Trong lúc chúng tôi chưa biết làm thế nào để ra được đảo Hòn Đỏ thì một chiếc đò tiến đến sát bờ, chưa kịp hỏi chuyện, người lái đò đã nở nụ cười thân thiện mời chúng tôi lên thuyền.

 

Làn da ông Mẹo cháy sạm vì nắng gió đưa đò.
Làn da ông Mẹo cháy sạm vì nắng gió đưa đò.

Chờ cho người khách cuối cùng ổn định vị trí, người lái đò tháo dây neo cho đò rẽ sóng ra đảo. Lúc này, chúng tôi mới thấy được khuôn mặt ông đã cháy sạm vì nắng gió, tóc điểm bạc, da nhiều nếp nhăn. Đó là ông Phạm Công Mẹo, người mà người dân quanh vùng vẫn thường gọi bằng cái tên trìu mến là anh hùng lái đò.

Trò chuyện với chúng tôi, ông bảo, công việc lái đò đã gắn bó với gia đình ông hơn nửa thế kỷ nay, với 3 thế hệ thay nhau đưa đò, chở khách ra chùa Từ Tôn nằm cách bờ khoảng 500m nhưng không lấy tiền công. Công việc này với gia đình ông như cái nghiệp.

Nói rồi ông kể, xưa kia sư Viên Mãn vốn tu luyện Phật pháp ở một ngôi chùa trên đỉnh Sinh Trung, nhìn thấy Hòn Đỏ là vùng đất Phật nên tìm đến. Song lúc đó, nơi đây hoang vắng, không một bóng người.

Trong lúc nhà sư đang không biết làm thế nào để ra được đảo thì bỗng nghe tiếng trẻ con khóc ở một căn nhà ngay cạnh bãi tha ma. Lần theo tiếng khóc, nhà sư liền đến thăm hỏi.

Lúc nhà sư vừa bước vào thì đứa trẻ không khóc nữa, trở nên ngoan ngoãn nằm yên trong vòng tay mẹ. Đứa trẻ ấy chính là ông Mẹo.

“Cha tôi làm nghề đi biển, hôm ấy là ngày hiếm hoi ông ở nhà. Sau khi gặp nhà sư Viên Mãn, ông cho đó là duyên phận nên đã tình nguyện chèo thúng chở nhà sư ra đảo. Công việc này ở thời điểm đó không ai dám làm bởi họ cho rằng Hòn Đỏ là vùng đất dữ”, ông Mẹo kể.

Sau khi chùa Từ Tôn được xây trên đảo Hòn Đỏ cũng là lúc cha ông Mẹo không đi biển nữa mà tình nguyện ở gần bờ biển, làm nghề lái đò đưa khách ra đảo miễn phí. Kể từ đó, công việc này đã được gia đình ông Mẹo nối nghiệp cho đến nay.

Theo ông Mẹo, hồi trước ra đảo chỉ dùng thuyền thúng. Thúng thì nhỏ, chỉ chở mỗi chuyến tối đa được 3 đến 4 người, cha ông Mẹo phải chèo tay nên khi chèo ngược gió mất cả nửa tiếng đồng hồ mới ra được đảo. Lúc lên 5 tuổi, ông Mẹo đi theo cha ra đảo, chứng kiến cảnh cha chèo thúng đưa khách ra đảo, người ướt đẫm mồ hôi, thế nhưng sau khi chở được khách lên bờ nhận lại là những cái bắt tay, lời cảm ơn chân thành. Cũng từ đó, ông Mẹo bắt đầu yêu thích nghề đưa đò rồi theo cha lái đò đưa khách ra đảo Hòn Đỏ lúc nào không hay.

Thấm thoát mấy chục năm trôi qua, bây giờ ông Mẹo cũng đã ở ngưỡng lục tuần, sức khỏe cũng không còn được như xưa. Những ngày nắng ráo còn bám bến, bám đò chở khách ra đảo nhưng khi trái gió trở trời đành nhờ cậy nhờ các con làm thay.

May mắn là các con ông ai cũng hiểu công việc của cha nên tận tình tiếp nối công việc âm thầm. Qua nhiều năm chèo đò, tay chân ông chai sần, khuôn mặt sạm đi vì nắng. Ông bảo, bây giờ đưa đò đỡ mệt hơn vì có đò lớn lại gắn máy nổ.

“Nhiều người bảo tôi bị chập cheng khi làm cái việc ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Nhưng tôi nghĩ gia đình mình có duyên với cửa Phật thôi. Mỗi ngày, chi phí cho việc mua dầu cũng tốn tiền lắm nhưng tôi không hỏi tiền công ai cả. Một số khách tham quan thấy tôi hay ho khò khè nên biếu dăm ba chục để tôi mua thuốc uống. Tôi không nhận nhưng họ nói mãi nên tôi nhận cho họ vui”, ông Mẹo tâm sự.

Có duyên với nhà Phật

 

Chùa Từ Tôn ở đảo Hòn Đỏ nhìn từ chiếc đò ông Mẹo.
Chùa Từ Tôn ở đảo Hòn Đỏ nhìn từ chiếc đò ông Mẹo.

Theo ông Mẹo, khi cha ông còn sống hay nói công việc đưa đò là xuất phát từ tâm, là cái duyên, cũng là nghiệp gắn với gia đình mình. Những người đến đảo đều vì lòng mến mộ Phật pháp, không thể để phật tử đến đất Phật linh thiêng chiêm bái mà lại tốn tiền đò phí được. Vì vậy, suốt hơn 50 năm qua, lời cha dặn ông không bao giờ quên.

“Lái đò là duyên và cũng là ơn giữa gia đình tôi với chùa. Nhà chùa đã giúp tôi thoát cơn nạn lớn. Trước kia, có một lần tôi bị tai biến nằm liệt giường nhưng nhờ các sư trong chùa giới thiệu với các bác sĩ, tôi mới được nhập viện cấp cứu ngay trong đêm nên mới khỏi bệnh. Vì vậy, hiện nay tôi và con tôi tiếp tục tình nguyện lái đò để trả ơn Đức Phật từ bi”, ông Mẹo tâm sự.

Khi được hỏi sẽ chèo đò đến khi nào, ông Mẹo đưa tay quệt mồ hôi và bảo: “Đến khi nào không còn sức khỏe để chèo đò nữa, tôi sẽ nghỉ”.

Câu nói tưởng chừng giản dị trên mà chất chứa bao nhiêu nỗi niềm của một lão nông có tấm lòng cao cả. Không lãng mạn, chẳng có tiếng gọi “đò ơi” như trong một bài hát nào đó về ông lái đò, con đò chúng tôi đi chẳng có gì đặc biệt, tiếng máy nổ bình bịch, khói đen ngòm. Thế nhưng trên con đò ấy luôn ấm áp tình người.

Theo nhà sư Huệ Đạt - Trụ trì chùa Từ Tôn, dòng họ Phạm của gia đình ông Mẹo đều là những phật tử có lòng mến mộ Phật pháp, tình nguyện làm công quả cho chùa. Tấm lòng của gia đình ông thật cao đẹp, trân quý. “Ông rất điềm đạm, hiền từ. Ông chẳng chút vồn vã khi đón khách, trái lại gương mặt và nụ cười còn thể hiện sự bình thản, đó là con người của nhà Phật”, nhà sư Huệ Đạt cho biết.

Nhuận Oanh/phapluat

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.