Tướng cận vệ kể chuyện Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi ký Trần Kinh Chi - Chuyện vị tướng cận vệ của Bác Hồ, do Đào Trung Uyên chấp bút, Saigon Books và NXB Hồng Đức vừa ra mắt, là những câu chuyện, tư liệu quý báu, sinh động về lối sống, đạo đức, tầm vóc của Bác Hồ gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước qua lăng kính người cận vệ 'ruột' của Bác - thiếu tướng Trần Kinh Chi.
 

Trần Kinh Chi (hàng sau, bìa phải) tháp tùng Bác Hồ đi thăm Trung đoàn không quân 921 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào dịp Tết Đinh Mùi năm 1967. Bác Hồ bắt tay ông Trần Hanh, người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên.
Trần Kinh Chi (hàng sau, bìa phải) tháp tùng Bác Hồ đi thăm Trung đoàn không quân 921 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào dịp Tết Đinh Mùi năm 1967. Bác Hồ bắt tay ông Trần Hanh, người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên.

Thiếu tướng Trần Kinh Chi sinh ngày 20-5-1927 tại làng Thượng Hiệp, xã Tam Hiệp, H.Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Đầu tháng 10-1950, ông được giao nhiệm vụ làm phó đoàn cán bộ của Nha Công an T.Ư đi tăng cường cho quân đội. “Cũng từ đây, tôi khoác áo lính, bắt đầu một hành trình sự nghiệp mới vô cùng sôi động và có nhiều sự kiện đáng nhớ gắn với những trang sử chói lọi của dân tộc cũng như vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại mà tôi kính yêu như người cha”, ông khẳng định.

Trần Kinh Chi từng kinh qua các chức vụ Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội, Tư lệnh - Trưởng ban phụ trách Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình.

Có nhiều thời gian ở bên Bác, Trần Kinh Chi đã có dịp chứng kiến cả những giây phút đời thường của bậc vĩ nhân mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt cảm động là có lần chính Bác Hồ lại… trông cho người cận vệ của mình ngủ. “Có lần, vì quá mệt mỏi bởi đi đường xa, lại không được nghỉ ngơi đầy đủ, Bác thiếp đi trên xe. Tôi nhẹ nhàng vòng tay cho Người tựa vào, lòng những mong Bác thật ngon giấc. Ấy vậy mà chỉ một lúc sau, mí mắt tôi ríu lại. Một lúc sau, lơ mơ tỉnh giấc, tôi thấy mình đang… tựa hẳn trong lòng Bác, còn Bác thức giấc tự khi nào. Thấy thái độ rụt rè, ngại ngần của tôi, Người ân cần hỏi: “Chú ngủ có thích không? Đi thế này mệt thật!”. Nhớ lại, ông bồi hồi cho biết lúc ấy “những ký ức ấu thơ được bao bọc trong tình yêu thương của cha mẹ như dòng nước ấm chảy về trong tâm hồn tôi”.

 

 

Cuốn hồi ký của vị tướng còn ghi chép lại những giây phút cuối cùng của Bác Hồ trước khi mất: “Đúng 9 giờ 47 phút (ngày 2-9-1969), tim Bác ngừng đập. Chiếc quạt lá cọ rời tay đồng chí Vũ Kỳ, anh gục khóc nức nở. Các bác sĩ tích cực xoa bóp, hô hấp nhân tạo cho Bác nhưng vô vọng. Bên giường Bác, lúc 10 giờ 47 phút, tức sau một giờ tim Bác ngừng đập, đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi trao đổi với các bác sĩ làm công tác cấp cứu, khoát tay ra lệnh: Thôi, các đồng chí để yên cho Bác nghỉ. Những người ở bên giường Bác òa lên khóc nức nở...”.

Không chỉ bảo vệ khi Bác còn sống, Trần Kinh Chi còn tự hào là người bảo vệ cho Bác yên giấc ngàn thu. Cuốn hồi ký của ông có nhiều trang kể chuyện về hai công trình mật danh 75A, 75B về giữ gìn, quàn và bảo quản thi hài Bác, về công việc xây lăng. Ông cũng nói chi tiết về chiếc giường đồng Bác nằm, ba mặt được lắp bằng loại kính có độ an toàn rất cao do ngành du hành vũ trụ Liên Xô sản xuất, “một biểu tượng của đỉnh cao kỹ thuật và nghệ thuật mà các chuyên gia VN - Liên Xô đã đạt đến”. Bên cạnh đó là nhiều trang viết phản ánh chi tiết về các cuộc hành quân di chuyển, bảo vệ thi hài Bác đầy vất vả và cảm động…

Hiện nay Trần Kinh Chi đã ở tuổi 90, chân yếu và đôi mắt hầu như không còn nhìn được. Nhưng trí óc ông vẫn còn minh mẫn để quyết tâm hoàn thành cuốn sách với mong muốn “cung cấp thêm những tư liệu, góc nhìn về các sự kiện lịch sử của đất nước qua góc nhìn của một người trong cuộc”.

Lê Công Sơn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).