Bài cuối: Chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật "bủa vây" nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là loại độc tố dùng để tiêu diệt sâu bệnh, sinh vật có hại đối với cây trồng. Song, trong quá trình sử dụng nếu không thu gom và xử lý bao bì, chai lọ từ các loại thuốc này đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và những sinh vật có lợi. Nhiều năm qua, rác thải từ thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh ta không được quản lý và thu gom đúng cách, người dân đang đối diện với ẩn họa từ loại rác thải này.

Nông dân “tự đầu độc” mình

Trên tuyến đường từ xã Thăng Hưng đến ngã ba Bàu Cạn (huyện Chư Prông), chúng ta dễ dàng thấy bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng người dân đem vứt bỏ hai bên đường. Những bao tải lớn đựng thuốc, sau một thời gian bị phân hủy, còn trơ lại những chai thuốc bằng thủy tinh, nằm lăn lóc hai bên đường. Không chỉ ở khu vực này mà nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh, nông dân sau khi sử dụng thuốc, rồi vứt bỏ chai, lọ bên bờ ruộng, góc rẫy hoặc dồn lại từng đống.

 

Vỏ chai thuốc BVTV người dân bỏ bên đường từ Thăng Hưng đến Bàu Cạn.                                             Ảnh: V.H
Vỏ chai thuốc BVTV người dân bỏ bên đường từ Thăng Hưng đến Bàu Cạn. Ảnh: V.H

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Tường (ở thôn Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) đang pha trộn các loại thuốc BVTV để phun cho 1 ha tiêu. Những bao bì, chai lọ sau khi đã dùng, anh cứ bỏ ở gốc tiêu, gốc cà phê. Trao đổi với chúng tôi, anh cho biết: “Nhà tôi có 2 ha cà phê và hơn 1 ha tiêu, mỗi năm gia đình sử dụng trên 20 kg thuốc BVTV. Rác thải từ các loại thuốc này chúng tôi cứ bỏ ở đây, đến khi nào trời nắng thì mang ra đốt hoặc cứ để vậy thời gian nó sẽ tiêu hủy dần”. Không chỉ anh Tường mà hiện nay trên địa bàn tỉnh hàng ngàn hộ gia đình nông dân vẫn làm như vậy.

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng này, ông Hoàng Văn Hoan-Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Chư Pưh, cho biết: Hiện nay, người nông dân đang sử dụng nhiều loại thuốc có hoạt tính mang độc tố cao, chính vì thế nếu bao bì của thuốc không được thu gom sẽ là hậu họa khôn lường. Khi người nông dân sử dụng thuốc không thu gom bao bì lượng hóa chất tồn dư trong đó có thể ngấm vào đất, làm ô nhiễm đất, nguồn nước. Cùng với đó, người dân tiếp xúc với các loại rác thải này cũng sẽ mắc phải những bệnh nguy hiểm. Nhiều năm qua, Trạm cũng đã tổ chức tuyên truyền cho người dân về việc thu gom rác từ thuốc BVTV nhưng việc thu gom và tiêu hủy còn gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí.

Chưa có giải pháp xử lý triệt để

Theo tính toán của các nhà khoa học, bình quân mỗi ha cây trồng hàng năm sử dụng 3-4 kg thuốc BVTV, mỗi năm nông dân trên địa bàn tỉnh sử dụng hơn 15 ngàn tấn thuốc BVTV, trong đó số lượng bao bì chiếm 10%, tương đương với hơn 1.500 tấn bao bì thuốc BVTV, cùng với đó số lượng hóa chất tồn dư trong bao bì cũng rất lớn.

Rõ ràng 1.500 tấn rác thải chai, lọ đựng thuốc BVTV xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và môi trường. Theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên-Môi trường quy định: Gói, chai thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom đưa về bể chứa. Trong vòng 12 tháng các loại bao bì, chai lọ này phải được đưa đi xử lý. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh ta chưa có một cơ sở tập trung xử lý loại rác thải này.

 

Hiện nay, Chi cục Bảo vệ Môi trường của tỉnh mới thí điểm xây dựng mô hình  “Bảo vệ môi trường chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, đơn vị này đã xây dựng một bể chứa rác thải từ thuốc BVTV để người dân thu gom về một khu vực tập trung. Tuy nhiên, xử lý loại rác thải này như thế nào vẫn chưa có giải pháp.
 

Nhiều ý kiến cho rằng, để xử lý rác thải từ thuốc BVTV cần có nhiều giải pháp và sự phối hợp của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là kinh phí. Tuy nhiên, nhiều địa phương cho đến nay vẫn chưa nhận được kinh phí nên khó khăn trong việc thu gom và xử lý.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.