Gieo chữ trên đảo Song Tử Tây-Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa biển khơi bao la, nơi trùng khơi sóng to, gió cả, cuộc sống vô vàn gian khó, thiếu thốn, song nơi đây ngày ngày thầy và trò Trường Tiểu học Song Tử Tây (xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) vẫn miệt mài với từng con chữ.

Các em học sinh đang miệt mài luyện từng con chữ.
Các em học sinh đang miệt mài luyện từng con chữ.

Trong những ngày cuối năm Giáp Ngọ chúng tôi có chuyến công tác cùng đoàn công tác Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết (thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên cứ điểm đảo Trường Sa. Song ấn tượng nhất với chúng tôi là xã đảo Song Tử Tây, đảo nằm lọt thỏm giữa trùng khơi biển cả và cách đất liền hơn 300 hải lý. Nơi đây các chiến sĩ và nhân dân đang ngày ngày chung tay xây dựng xã đảo như một làng quê trù phú giữa trùng khơi, một “hòn ngọc” giữa biển và ngày đêm canh giữ biển trời bảo vệ Tổ quốc. Điều đặc biệt với chúng tôi đó là lớp học “2 trong 1”, lớp học đặc biệt. Sở dĩ chúng tôi gọi lớp học ở Song Tử Tây là lớp học đặc biệt hay là lớp học “2 trong 1” vì trong lớp học rộng khoảng 30 m2 nhưng thường xuyên phải ghép từ 2 đến 3 lớp.
 

Hiện Trường Tiểu học Song Tử Tây đang được xây dựng với kết cấu khá khang trang, 2 tầng với 8 phòng học và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong một ngày gần đây. Thầy giáo Lê Xuân Quyết phụ trách các lớp buổi sáng cho hay: Trong các buổi học vì số lượng các em học sinh ít nên phải ghép các lớp lại để giảng dạy cho tốt. Công việc dạy học ở Song Tử Tây rất khó khăn và hoàn toàn khác với đất liền bởi giữa biển khơi, địa lý cách trở với đất liền nên thiếu thốn đủ bề. Nhưng khó khăn lớn nhất là đồ dùng học tập, tranh ảnh, sách, tài liệu minh họa phục vụ giảng dạy cho các em nên giờ học hơi khô khan và thiếu hấp dẫn với các em. Dạy lớp ghép có cái khó nhưng cũng thú vị. Quan trọng là mình phải biết dung hòa các cháu mầm non đang trong độ tuổi chỉ biết vui chơi, ăn ngủ với những học sinh tiểu học cần sự trật tự để học tập. Hơn nữa do tài liệu, tranh ảnh còn thiếu nên đòi hỏi mình phải mày mò, tìm tòi sáng tạo để khi giảng bài cho các em được hấp dẫn và dễ hiểu hơn.
 

 Lớp học đang được học tạm tại UBND xã đảo.
Lớp học đang được học tạm tại UBND xã đảo.

Dốc hết tâm sức để dạy học cho những “mầm non” giữa trùng khơi biển cả, nơi đầu sóng ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc, những thầy giáo trẻ trên đảo Song Tử Tây đã và đang khẳng định được năng lực chuyên môn, sự khéo léo, sáng tạo, tâm huyết với nghề và tạo được niềm tin yêu sâu sắc của quân và dân nơi đây. Nhìn hình ảnh, mỗi buổi học của thầy Quyết và thầy Mạnh tận tình dạy bảo, cầm tay từng học trò nhỏ của mình nắn nót từng nét chữ, tô từng ô màu, chỉnh sửa từng phép tính hay từng câu phát âm chưa chuẩn, từng bài hát… tôi thầm cảm phục sự tận tâm và tấm lòng nhiệt huyết của hai thầy. Để làm tốt công việc giảng dạy các em ở lớp học đặc biệt này, các thầy dường như kiêm nhiệm tất cả các lĩnh vực, từ công việc của một “cô nuôi dạy trẻ” dạy các cháu mẫu giáo múa hát cho tới giáo viên tiểu học dạy văn hóa cho các em bậc tiểu học trên đảo.
 

 Các em vui chơi sau mỗi buổi học.
Các em vui chơi sau mỗi buổi học.

Thầy Lê Quang Mạnh tâm sự: “Làm việc với vai trò nuôi dạy trẻ, ban đầu cũng thấy lóng ngóng, bất ngờ nhưng rồi cũng quen. Mình vừa dạy, vừa tự tìm hiểu phương pháp dạy sao cho hiệu quả nhất. Nhưng các em học sinh ở đây phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ đất liền, nên chúng tôi phải dành nhiều thời gian để gần với học trò hơn, giảng dạy tận tình với tâm huyết tất cả vì học sinh thân yêu”.
 

Tận tình với từng học trò giúp các em học tốt hơn.
Tận tình với từng học trò giúp các em học tốt hơn.

Ngoài việc giảng dạy theo chương trình như trong đất liền và theo sách giáo khoa, hàng tháng, các thầy còn dạy trẻ theo chủ điểm để các em dễ nhớ, dễ học như chủ đề Tết quê em, tiến lên đoàn viên, yêu quý cha mẹ… Không chỉ có vậy, ngoài thời gian dạy học chính khóa trên lớp, hai thầy giáo trẻ cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vui chơi cho bọn trẻ. Tất nhiên ở đảo xa giữa bốn bề sóng gió, đâu có chỗ để vui chơi giải trí hấp dẫn như đất liền, nên đối với thầy và trò ở Song Tử Tây, giờ ngoại khóa chỉ là những giờ đọc truyện, tìm hiểu lịch sử quê hương đất nước hay những trò chơi dân gian.
 

Thầy Quyết soạn giáo án cho từng buổi dạy.
Thầy Quyết soạn giáo án cho từng buổi dạy.

Được biết thầy giáo Lê Xuân Quyết và Lê Quang Mạnh cùng quê Vạn Ninh, Khánh Hòa. Thầy Quyết tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, còn thầy Mạnh học Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp cả hai cùng xung phong ra Trường Sa dạy học trong 5 năm chỉ với một tâm nguyện đem sức trẻ và kiến thức có được ra phục vụ Tổ quốc góp phần bảo vệ vùng biển, đảo thiêng liêng. Nhớ lại buổi ban đầu, thầy Quyết tâm sự: “Khi biết em quyết định ra Trường Sa công tác, mọi người trong nhà đều cảm thấy lo và ái ngại cho em nhưng em đã quyết tâm thì phải thực hiện bằng được. Hơn nữa, được ra Trường Sa dạy học là điều rất thiêng liêng và không phải là dễ dàng, nhất là với giáo viên trẻ”. Còn với thầy Mạnh lúc đầu ra đảo dạy học, cũng không khỏi ngỡ ngàng, lo lắng nhưng càng ngày, càng thấy cuộc sống và công việc trên đảo càng trở nên thân quen chẳng khác gì đất liền. Tình cảm thầy trò và quân dân với trên đảo thêm khăng khít, ấm áp...
 

Trường Tiểu học Song Tử Tây đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Lê Nam
Trường Tiểu học Song Tử Tây đang được đẩy nhanh tiến độ.

Giữa trùng khơi biển cả, nơi đầu nguồn con sóng thầy và trò Trường Tiểu học Song Tử Tây vẫn đang miệt mài với từng con chữ. Ngày ngày những người “đưa đò” nơi đảo xa đang gieo những mầm xanh trên mảnh đất đầy nắng gió. Hy vọng với tâm huyết của những người thầy nơi đảo xa sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các em trong hành trang bước tới tương lai.
 

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).