Người quản tượng và con voi cuối cùng ở Bắc Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cao nguyên Gia Lai nói riêng và vùng Bắc Tây Nguyên vốn tự hào về nghề thuần dưỡng voi rừng và đàn voi nhà đông đúc. Ấy vậy nhưng, bây giờ trở lại, thấy chạnh lòng vì vắng dấu chân voi. Và có lẽ ít ai biết được rằng ở nơi đây vẫn còn một con voi độc nhất tồn tại bên người quản tượng cuối cùng…

Hoài niệm làng voi

Ngày trước, trên cao nguyên Gia Lai có đến 2 làng chuyên nghề thuần dưỡng voi. Plei Lao-là một trong những cội rễ của làng voi Nhơn Hòa thưở xưa khi các nhà buôn người Lào trên đường sang Đak Lak, Gia Lai đã dừng chân để lập “làng ngoại kiều” đầu tiên. Nói đúng hơn, làng voi Nhơn Hòa gồm một cụm làng voi như Plei Lao, Plei Kia, Plei Kly Ful, Plei Thơ Ga, thuộc xã Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh). Và làng voi Chư Mố (huyện Ia Pa) gồm các buôn: Kdranh, Ama Đá cũng là địa danh nổi tiếng vì nhiều voi.

 

Quản tượng già Nay Tơr thi thoảng lại đem mấy tấm hình chụp chung với đàn voi đi tour ngày trước ra xem, như một hoài niệm buồn.   Ảnh: Đức Phương
Quản tượng già Nay Tơr thi thoảng lại đem mấy tấm hình chụp chung với đàn voi đi tour ngày trước ra xem, như một hoài niệm buồn. Ảnh: Đức Phương

Ông Kpăh Kleng, hậu duệ của nhóm người Lào đến ở Plei Lao, không nhớ nổi cả làng voi Nhơn Hòa lúc đó có bao nhiêu con, chỉ biết là nhiều lắm. Riêng cha ông có 3 con voi là Păm, Keng, Khăm Plang; cả 3 con voi này đều bị chết bởi bom đạn Mỹ. Sau năm 1975, Kpăh Kleng hùn vốn với người làng sang Đak Lak mua con voi Thoong Răng về nuôi. Sau một thời gian, con voi này được trao lại cho Rơ Lan Anhót, con trai của ông, trông giữ. Thoong Răng giờ đã trên 60 tuổi, ngà đã bị cưa trộm đến hai lần, vừa bị bán sang Đak Lak… “Voi không còn. Nghề thuần dưỡng voi của cha ông truyền lại rồi cũng mất thôi!”-Kpăh Kleng cười buồn.

Còn ở làng voi Chư Mố, người có nhiều duyên nợ với voi đến tận bây giờ có lẽ chỉ còn lại mình ông Ksor Chăm. Trong ký ức người quản tượng già gần 75 tuổi ở buôn Pleipa Kdranh đã không ít lần được theo ông nội mình ngất ngưởng trên bành voi Thoong Khăm đi uống rượu hết làng này sang làng khác trong sự thán phục của các quan thầy người Pháp. Ông không thể nhớ cả vùng Chư Mố lúc đó có bao nhiêu con voi; riêng nhà ông đã có tới 3 con voi đực: Thoong Khăm, Thoong Xa và Đak Xom. Nhưng hầu hết đàn voi của buôn làng đều đã chết vì bom đạn Mỹ, số ít còn lại cũng ngã xuống vì bệnh tật hoặc thiếu thức ăn. Những người quản tượng vì thế cũng bỏ đi nơi khác, số ít chuyển sang làm nông. Nghề nuôi voi ở Chư Mố vì thế bị mai một dần…

Năm 1973, ông Ksor Chăm bỏ ra 1,5 triệu đồng cùng người làng sang buôn Đôn (Đak Lak) mua về một con voi đực 3 tuổi để thuần dưỡng. Ông nhờ thầy cúng làm lễ đặt tên cho nó, tiệc rượu linh đình mời cả làng đến chứng kiến. Voi mang tên Bạk Xom. Vì muốn duy trì nòi giống, năm 1990, ông lại mang 5 cây vàng qua Đak Lak tìm đến huyện Lạc Thiện mua 1 con voi cái tên là Yă Tao về để kết duyên. Nhưng duyên chưa mặn nồng thì Bạk Xom đột ngột chết, để lại Yă Tao đơn độc một mình…  

Đã từng có thời gian dài, từ năm 1992 đến năm 2001, đàn voi Nhơn Hòa “kết duyên” với Công ty Dịch vụ Du lịch Gia Lai để thực hiện tour du lịch sinh thái-tour trecking dài ngày băng rừng, đi thuyền trên sông Ba và ngược rừng qua suối Ia Hlốp, vào thác Ia Nhí… Thời gian này, ông Nay Tơr-một quản tượng hiếm hoi còn lại ở Nhơn Hòa được thuê để chỉ huy cả đàn voi 14 con đi tour. Những tưởng đàn voi nhà nhờ đó sẽ được hồi phục hoặc chỉ ít cũng có cơ may để tồn tại. vậy nhưng, nuôi voi thật không dễ dàng gì! Bây giờ, voi Nhơn Hòa đã bị bán đi hết, quản tượng già Nay Tơr thi thoảng lại đem mấy tấm hình chụp chung với đàn voi đi tour ngày trước ra xem, như một hoài niệm buồn…

Xóa sổ đàn voi

 

   Quản tượng Ksor Chăm và con voi nhà cuối cùng ở bắc Tây Nguyên.  Ảnh: Ảnh: Đức Phương
Quản tượng Ksor Chăm và con voi nhà cuối cùng ở bắc Tây Nguyên. Ảnh: Đức Phương

Năm 1975, voi Nhơn Hòa có chừng 30 con. Năm 1992, khi bắt đầu liên kết với Công ty Dịch vụ Du lịch Gia Lai (cũ), voi Nhơn Hòa còn 14 con. Đến đầu năm 2014, làng voi Nhơn Hòa đã vắng bóng voi. Bởi con voi cái Thoong Khăm, cuối cùng trên 40 tuổi của ông Nay Tơr chung sở hữu với 9 người làng dù cố níu giữ, nhưng rốt cuộc cũng phải bán qua Đak Lak vì nhiều lý do khác nhau.

Sự xóa sổ của đàn voi Nhơn Hòa có nguyên nhân trực tiếp do bệnh tật, do rừng ngày càng lùi xa, nguồn thức ăn cạn kiệt, không gian sinh tồn của voi bị thu hẹp... Việc đưa voi đến rừng lạ cũng là một nguyên nhân làm voi chết dần. Trong những năm qua, 6 trong số 14 con voi đã chết vì những nguyên nhân như vậy; 8 con voi còn lại, từ khi tour du lịch bị gián đoạn (năm 2001), chủ voi không đủ sức nuôi đã bán dần (mỗi ngày một con voi ngốn hết 200.000 đồng tiền mua thức ăn)…

Một nguyên nhân khác khiến cho đàn voi bị sụt giảm là do tập quán nuôi voi ở Nhơn Hòa và Chư Mố đi ngược quy luật sinh tồn. Ksor Chăm nói: “Những chủ voi ích kỷ, kèn cựa nhau, voi nhà nào biết nhà đó thôi. Họ dùng xích sắt to bằng cổ tay dài 50 mét khóa 2 chân trước của voi vào gốc cây rừng nên không gian kiếm ăn mỗi ngày của voi rất hẹp, voi không giao phối, không đẻ được, chết dần…”. Tháng 4 hàng năm là mùa giao phối của voi. Những chàng voi, nàng voi bắt được tín hiệu của nhau nhưng chỉ có thể kêu lên những tiếng kêu bi thiết, tức giận đập vòi xuống đất, giật dây xích một cách bất lực. Con voi cuối cùng ở cao nguyên Gia Lai-voi cái Yă Tao bây giờ đã gần lục tuần, nhưng vẫn chưa sinh hạ được lần nào cũng bởi những lý do như thế.  

 Đàn voi Nhơn Hòa giờ đây đã bị xóa sổ. Làng voi Chư Mố cũng chỉ còn lại một con voi cái Yă Tao tuổi đã xế chiều. Nhơn Hòa và Chư Mố-những địa chỉ du lịch văn hóa-vì thế, rồi sẽ biến mất. Người dân Bắc Tây Nguyên muốn nhìn thấy voi có lẽ chỉ còn một dịp duy nhất là tìm vào vùng núi xa Chư Mố, họa hoằn mới thấy được dáng voi.

Trò chuyện cùng tôi, người quản tượng già Ksor Chăm nói: Ngày xưa, khi rừng còn bao quanh làng, chỉ đi ra khỏi nhà chừng dăm cái dao quăng đã gặp con nai, con hoẵng, đi xa chừng vài ba chục cái dao quăng nữa là gặp con voi, con bò tót… Giờ rừng lùi xa tít gần mấy ngọn núi rồi, bóng mấy con voi rừng cũng mất dạng. Hiện nay, voi Yă Tao, con voi cuối cùng ở Gia Lai đã già, một chân sau đã bị gãy vì trượt chân trong một lần cố nhón chân, rướn vòi kiếm cái ăn trên vách núi cao. Trông đến xót xa! “Đầu tháng 4 này, có người độc miệng phao tin mình dẫn voi vào rừng kéo gỗ tiếp tay cho lâm tặc. Vì thế lâm trường Chư Mố đến nhà buộc phải đuổi voi ra khỏi rừng. Mất không gian sinh tồn, thiếu cái ăn, không có lá thuốc để voi tự chữa bệnh. Yă Tao biết sống sao đây?”-Ksor Chăm đầy bức xúc.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.