Bài cuối: Krong những năm tháng không quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã hơn 30 năm sau ngày giải phóng, tôi mới có dịp trở lại vùng đất này. Mỗi một lần về lại dường như nơi đây có cái gì đó cứ níu mãi chân tôi…
Krong là nơi đặt căn cứ của tỉnh Gia Lai ngày chống Mỹ. Đây là địa bàn của huyện Kbang, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Hơn một năm trước tôi có dịp về lại, trong lúc xã đang chuẩn bị Đại hội Đảng bộ. Nhiều nhiệm vụ, mục tiêu được đề ra với nhiều trăn trở của cán bộ, nhân dân nhưng rồi cũng đi đến một quyết tâm phải đưa xã anh hùng thoát nghèo.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin (bên phải) nói chuyện với dân làng. Ảnh: B.H
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hà Sơn Nhin (bên trái) nói chuyện với dân làng. Ảnh: Đ.T
Sự “quyết tâm” ấy đã được thể hiện bằng hành động. “Diện tích cây trồng của năm nay đạt trên 2.000 ha, nhưng so với nghị quyết thì cũng chỉ xấp xỉ 97%. Vậy là mừng lắm rồi…”. Bí thư xã Đinh Klem (người Bahnar) vui vẻ nói như vậy. Anh Klem cho biết thêm về công việc lãnh đạo trồng và bảo vệ rừng, việc chăm lo cho giáo dục, văn hóa, công tác xã hội… được chú trọng và đạt nhiều thành tích. Điều lớn hơn nữa là con sông Ba hùng vĩ chảy qua địa bàn xã giờ đã được Nhà nước đầu tư làm nhà máy thủy điện. Dòng điện sáng trong tương lai gần từ thủy điện An Khê-Ka Nak sẽ làm cho “núi rừng có điện thay sao”; cùng với đó là hệ thống giao thông trên địa bàn xã được hình thành, những làng, thôn tái định cư khang trang sạch đẹp... Cái nghèo (tiêu chí cũ) đã giảm đến mức thật đáng mừng.
Mấy ngày liên tục trời Krong mưa dầm. Mặc cho mưa, biết tin có Bí thư Tỉnh ủy về thăm vùng căn cứ cũ nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ Gia Lai, hàng trăm bà con Bahnar đội mưa đi bộ từ các làng đã tề tựu đông đủ ở xã. Tay bắt mặt mừng, đã lâu mới lại có sự “đoàn tụ” này. Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Ngô Thành tuy đã ngoài 80 nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh. Ông hồ hởi tiếp những đồng chí của mình ngày xưa ở làng. Ông trao đổi, chuyện trò với họ bằng tiếng Bahnar, tạo cho không khí buổi gặp gỡ thêm thân tình, đầm ấm. Chính điều ấy đã khơi lại những kỷ niệm một thời trong tôi…
Bên kia dòng sông Ba, nối ngã ba Đak La Bà theo triền con nước về hướng thượng nguồn, những lối mòn xưa tôi hay qua lại. Bấy giờ ở đó có các cơ quan Mặt trận, Kiểm tra Đảng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, trạm giao liên, các cơ quan tiền phương… xuôi ngược người đi kẻ đến. Khi Tết đến Xuân về và những dịp lễ lớn cả vùng vui như trẩy hội.
Như hiểu ra điều gì tôi đang hồi tưởng, cụ Ngô Thành hào hứng kể: Vào cuối năm 1972, nơi mình đang đứng đây là thị trấn Dân Chủ, cái thị trấn trong rừng già thời ấy gần như cả Trường Sơn biết đến, bởi đây là điểm mấu chốt của những con đường giao liên vô tận nối nhau với cả vùng, cả nước; ngày đêm quân đi điệp điệp trùng trùng đã để lại cho lữ khách dấu ấn không thể nào quên. Thị trấn có cả trên 70 hộ dân từ dinh điền ta đưa về đây lập nghiệp, có chợ, có cửa hàng mậu dịch, có phở, có bún; có đồn Công an, có trường dạy chính trị, văn hóa; có cả nhà chiếu phim, hội trường để văn công biểu diễn, có sân bóng chuyền, nơi vui chơi giải trí sau ngày lao động, làm việc cho cả quân và dân…
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Ngô Thành tiếp những đồng chí của mình ngày xưa. Ảnh: B.H
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Ngô Thành (bên phải) tiếp những đồng chí của mình ngày xưa. Ảnh: Đ.T
…Nhưng Krong bây giờ cũng còn những điều chưa vui. Nói chuyện với mọi người có mặt ở đây, Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin đặc biệt lo lắng về chuyện “chưa vui” ấy bởi cái nghèo còn đeo bám trên vùng đất anh hùng này. Bí thư xã Đinh Klem đưa ra một loạt kiến nghị với cấp trên, trong đó có chuyện điều chỉnh lại địa giới hành chính cho gọn (hiện xã có trên 31.000 ha tự nhiên, gần 5.000 nhân khẩu, trên 93% số đó là bà con người dân tộc Bahnar). Việc này tôi không nhầm thì lãnh đạo xã đã mấy lần đề nghị, nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng. Đúng vậy, cần nên chia tách, điều chỉnh lại địa giới hành chính sao cho phù hợp với điều kiện quản lý và đầu tư của huyện, của xã. Và nữa, nào là chuyện làm đường, chuyện xây cầu, xây lớp học, nơi làm việc cho xã… Những kiến nghị khá hóc búa này tôi cho là thiết thực lắm. Nhưng cũng khó để thực hiện trong tương lai gần một cách trọn vẹn từ phía huyện, tỉnh.
Có một việc mà đã mấy lần tôi “lên tiếng” về sự đền ơn đáp nghĩa, thể hiện cho rõ việc thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhưng cũng chưa đi đến đâu… Một quần thể di tích lịch sử tại đây cần được đầu tư xây dựng, cùng với việc phục chế các di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhằm làm sống lại những gì của một thời oanh liệt, gắn nó với một quần thể di tích từ Kông Chro, An Khê đến Kbang, nối với vùng Hạ đạo- Tây Sơn, Bình Định để trở thành những điểm đến của các thế hệ ngày nay và mai sau. Đầu tư cho văn hóa lịch sử nói trên thiết nghĩ sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, cho sự phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị… ở vùng căn cứ anh hùng này!
Những cơn mưa kéo dài, những đoạn đường đang còn dang dở trở nên khó đi lại, chúng tôi không thể đến tận những nơi mà các cơ quan của tỉnh ngày xưa đứng chân như dự định ban đầu, cho dù những nơi này cách trung tâm xã không xa mấy. Tôi thật buồn, dù biết sự lỗi hẹn chẳng phải do mình muốn thế.
Ảnh: B.H
Ảnh: Đ.T
Chiều muộn, trên đường trở về tôi nghĩ mãi về một tương lai của Krong, một quá khứ của vùng đất thân thương này- trong tôi, một vùng đất không thể nào quên, và không được quên. Quá khứ anh hùng với những ngày gian nan mà anh dũng ấy, hàng ngàn cán bộ, quân dân chính đảng trụ bám và qua lại nơi đây nhận được sự đùm bọc chở che của những con người chất phát, dung dị, cần cù, siêng năng, và thủy chung với cách mạng. Nhanh tay, chung sức tìm kiếm cơ hội để đầu tư cho sự phát triển của vùng đất lịch sử giàu tiềm năng này; giải quyết những yêu cầu bức thiết của cuộc sống người dân nơi đây; điều ấy không thể để muộn hơn trong khi điều kiện chưa phải đã không còn khả năng từ phía các cơ quan hữu trách!
Mấy ngày nữa Đảng bộ Gia Lai tròn 65 năm tuổi. Suốt dọc hành trình từ khi ra đời, phát triển, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn dân trong tỉnh cùng với cả nước biết đoàn kết, chung lưng đấu cật, khắc phục mọi gian khổ, không sợ hy sinh, chung sức chung lòng làm nên bao chiến công hiển hách, đi đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc cách mạng chống ngoại xâm, thống nhất nước nhà-một kỳ tích vĩ đại của cả dân tộc, trong đó có công sức của Gia Lai, của Kbang và Krong. Ngày nay, đâu đó còn những khó khăn, vất vả, nhưng tin tưởng rồi đây chắc chắn chúng ta sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà Đảng bộ luôn phấn đấu đem lại cho nhân dân các dân tộc.
Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.