“Cái bang” Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn xin dưới dạng bán singum đang ngày càng phổ biến. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ăn xin dưới dạng bán singum đang ngày càng phổ biến. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ăn xin đang được một số người xem là “nghề”. Một “nghề” kiếm ra tiền hẳn hoi, mỗi ngày lận lưng vài trăm ngàn đồng nhờ sự thương hại của người khác. Ở TP. Pleiku, đội quân ăn xin ngày một đông, với muôn kiểu ăn xin, thậm chí là biến tướng của lừa đảo.
“Nghề” ăn xin
Đông đảo nhất có lẽ phải kể đến đội quân cái bang… “chính thống”. Số này gồm những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình túng quẫn, có nhiều trắc trở, bỏ nhà đi bụi từ nhỏ và đến từ nhiều địa phương, thường chịu sự sai khiến, dẫn dắt của một “thủ lĩnh”. Chiều chiều, đội quân này thường “họp mặt” tại Công viên Diên Hồng. Chúng rôm rả kể cho nhau nghe những “chiến tích” trong ngày, sau đó chia nhóm chơi đùa trong thời gian chờ “chỉ thị” cho công việc buổi tối.
Nhìn chúng hồn nhiên đùa nghịch, khó ai nghĩ, khi “đi làm”, chúng hóa thân thành những con người khác. Vẻ thất thểu, bộ mặt khổ sở, ánh mắt chờ đợi, van vỉ… chúng làm động lòng nhiều tấm lòng hảo tâm. Song, vẻ khổ não ấy lập tức biến mất nếu chúng không xin được tiền.
Hỏi tên, một đứa hồn nhiên nói: “Ngu gì nói tên, bả (thủ lĩnh của đám trẻ- P.V) biết, bả cho nhịn đói à”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, “bả” trong tiết lộ của đứa trẻ kia là một phụ nữ bán vé số. Cứ chiều muộn, người phụ nữ nọ phóng xe đến chỗ tập kết của đám trẻ để giao việc buổi tối. Rất chuyên nghiệp, người phụ nữ nọ phân công kiểu như “Tối nay mày chỉ cần kiếm 4 chục, còn mày mệt thì về nghỉ, mai nhớ làm bù…”. Đi ăn xin được đám “cái bang” nhí coi là “nghề”- một nghề kiếm tiền như người lớn.
Một kiểu ăn xin mới xuất hiện nữa là kiểu “bán” ăn xin. Những người này thường cầm theo một lốc kẹo singum, vừa bán vừa xin tiền khách. Thay vì mỗi thanh singum giá 2.000 đồng thì những người này bán với giá 5.000 đồng. Hoặc nếu mời chào, chèo kéo khách không được, họ trình bày hoàn cảnh và xin tiền. Đội quân kiểu “bán ăn xin” này đa số là người già còn khỏe mạnh, hầu hết từ Thanh Hóa vào. Họ gây không ít khó chịu vì kiểu xin xỏ dai dẳng, trình bày lý do bài bản, hoàn cảnh thương tâm… Nếu không đạt mục đích, họ sẵn sàng tung ra vô số lời lẽ khó nghe.
Ngoài ra, ăn xin kiểu “khất thực” còn là một biến tướng của lừa đảo rất cần cảnh giác. Những người này tự xưng là người của chùa này, tịnh xá kia đi xin tiền công đức. Họ cũng cạo tóc, mặc áo lam đúng kiểu. Kiểu lừa đảo này đã đánh lừa rất nhiều tấm lòng hảo tâm với số tiền lớn.
Ảnh hưởng mỹ quan đô thị
Đã qua cái thời đói khổ, mất sức lao động, không nơi nương tựa… mới thành ăn xin. Đội quân ăn xin đang ngày càng đông đảo với mọi lứa tuổi và “khỏe hóa”. Ngành chức năng dường như cũng không kiểm soát hết vấn nạn đang ngày một “thịnh” ở TP. Pleiku này.
Đã có nhiều cuộc tranh luận, rằng nếu không bố thí, nếu ai cũng nói không với những bàn tay, những chiếc mũ chìa ra ở bất cứ đâu kia thì ăn xin lấy đâu đất sống. Nhưng lại cũng nhiều người dễ bị đánh lừa trước ánh mắt “giả thơ ngây” của những đứa trẻ ăn xin; trước kiểu ăn nói “có ngón có nghề” của những ông già, bà lão có thừa sự trải nghiệm để đánh vào lòng trắc ẩn người khác; hoặc lòng từ tâm của những bóng áo lam “dỏm”. Những kiểu ăn xin này đã không còn khiến người ta thấy nhói lòng như khi đứng trước những số phận đau khổ, bất hạnh, bất đắc dĩ phải hạ thấp mình để ngửa tay xin người khác bố thí từng đồng bạc lẻ.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).