Những lời khuyên cho việc chống ngộ độc rượu dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người quan niệm, với người uống nhiều rượu, hay say rượu, giải pháp được lựa chọn số 1 là cho uống các loại nước có vị chua như nước cam hay nước chanh để giã rượu.

 
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân ngộ độc rượu.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân ngộ độc rượu.


Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên-phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, những quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi với người đã uống nhiều rượu, hay say rượu không nên cho uống nước chanh, cam hoặc có vị chua, vì các chất này sẽ gay tổn thương dạ dày, viêm dạ dày và gây nôn.

Hiện ,tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính trước và sau Tết không nhiều nhưng lại nổi cộm vấn đề ngộ độc rượu. Tình trạng này có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho hay, từ thời điểm Tết Dương lịch, các ca điều trị ngộ độc rượu tại bệnh viện tăng cao hơn hẳn so với các thời gian khác.

Cách đây hơn một tháng, tại bệnh viện cũng đã có một trường hợp tử vong do uống rượu giả (thực chất là methanol, loại cồn công nghiệp thường bị giả làm rượu).

Tính trung bình mỗi năm, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tiếp nhận khoảng 500 ca bệnh loạn thần do rượu.

“Uống thuốc ngủ rồi ra đường”

Theo thống kê của Ủy Ban An toàn Giao thông Quốc gia, khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Phân tích về vấn đề này, bác sĩ Nguyên chỉ rõ, về mặt dược lý, cơ chế khoa học, người uống rượu vào chính là một cách uống thuốc ngủ vào trong người. Vì vậy, với người uống rượu xong rồi ra đường là không hợp lý.

“Nếu nồng độ rượu trong máu từ 50 mcg/dcl thì ảnh hưởng đến khả năng phán xét, điều khiển, mỏi cơ, đi đứng xiêu vẹo, vì khả năng phán xét bị giảm nên người uống rượu đó lại sẵn sàng đánh nhau khi có xô xát nhỏ và có thể gây tai nạn giao thông nếu điều khiển xe cộ”- bác sĩ Nguyên phân tích.

Ethanol có trong rượu làm cho người uống giảm khả năng phán xét, nhận định tình hình, điều khiển các động tác. Chẳng hạn như với nồng độ rượu trong máu từ 50mcg/dcl, người uống rượu không lái xe được trong điều kiện đó. Bởi khi đó, người uống đã đi đứng xiêu vẹo, khả năng phán xét bị giảm, tâm lý dễ sẵn sàng đánh nhau khi có xô xát nhỏ và có thể gây tai nạn giao thông do điều khiển không chính xác.

Uống nước đường

Hiện nay, nhiều người cho rằng, khi uống nhiều rượu có thể dùng các sản phẩm để giải rượu, về vấn đề này, bác sĩ Nguyên chỉ rõ, không có thuốc giải độc nào có hiệu quả rõ ràng, thuốc giải rượu chỉ giúp hỗ trợ một phần bù lại vitamin, muối, đường. Không có chuyện tiêm hay uống sản phẩm giải rượu vào là ngay sau đó người say rượu tỉnh ngay.

 

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)


Theo bác sĩ Nguyên, về cách chăm sóc trường hợp uống nhiều rượu hay bị ngộ độc ở mức nhẹ, nếu bệnh nhân ngồi được, nói chuyện được thì người thân nên cho ăn các món có tinh bột (như gạo, bắp, khoai sắn), uống nước pha mật ong, nước canh hoặc nước đường, các loại sữa có đường.

Còn đối với trường hợp có người thân say rượu mức độ nặng như ú ớ không tỉnh, với các biểu hiện như lờ đờ, gọi không biết, không ngồi được, thở khò khè, chân tay lạnh, thì cần sơ cấp cứu ngay tại chỗ.

Khi đó, người nhà của bệnh nhân nên để người ngộ độc rượu nằm nghiêng về phía bên phải. Đây là tư thế nằm nghiêng an toàn, để cổ và đầu ở vị trí thoải mái dễ thở. Trong trường hợp trời lạnh thì người nhà cần ủ ấm cho bệnh nhân và gọi cấp cứu.

Ngay cả các bệnh nhân ngộ độc rượu thông thường, cũng không dễ dàng phát hiện. Bởi gia đình cứ tưởng bệnh nhân nhậu buổi tối về mệt, muốn ăn nên không để ý. Sáng hôm sau, bệnh nhân vẫn mệt tiếp tục không muốn ăn, sau đó mệt và hậu quả là bệnh nhân hạ đường huyết, dẫn tới hôn mê sâu và tử vong, có trường hợp hôn mê sâu để lại di chứng rất khó cứu chữa.

Vì vậy, các bác sĩ cảnh báo người dân dịp Tết không nên uống nhiều rượu bia, nếu uống thì nên ăn các món có tinh bột trước khi uống.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.