Huyện Chư Pah nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là người gắn bó với ngành Y tế huyện Chư Pah từ ngày đầu thành lập, ông Võ Nguyên Giác-Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ Trung tâm Y tế huyện Chư Pah, kể lại: Lúc đầu, cơ sở vật chất phục vụ khám-chữa bệnh rất tạm bợ, phải mượn tạm Trạm Y tế xã Nghĩa Hòa. Về nhân lực, Trung tâm lúc này mới có 2 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 y tá, 1 dược tá và 1 lái xe. Sau đó, Trung tâm Y tế huyện mượn một dãy nhà cũ của UBND xã Nghĩa Hòa cải tạo lại và bố trí được 10 giường bệnh để phục vụ công tác khám-chữa bệnh cho nhân dân. Ở các trạm y tế xã cũng chỉ có 1 đến 2 người trực và phục vụ công tác khám-chữa bệnh ban đầu. 

  Ngành Y tế huyện Chư Pah tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ảnh. Đ.Y
Ngành Y tế huyện Chư Pah tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ảnh. Đ.Y

Trước tình hình đó, được sự quan tâm của tỉnh, huyện, ngành Y tế Chư Pah đã từng bước vượt qua khó khăn. Tháng 10-1998, trụ sở của Trung tâm Y tế huyện hoàn thành đưa vào sử dụng. Có cơ sở vật chất mới, Trung tâm đã triển khai ngay việc cấp cứu, khám bệnh và thu dung điều trị tại chỗ. Lúc này, đội ngũ chuyên môn có trình độ đại học cũng được tuyển dụng thêm, phương tiện, trang-thiết bị y tế được đầu tư, người dân đến khám và điều trị ngày càng yên tâm hơn.

Đến nay, ngành Y tế Chư Pah có sự phát triển vượt bậc. Toàn huyện có 16 cơ sở khám-chữa bệnh, gồm: Trung tâm Y tế huyện và 15 Trạm Y tế xã (14 Trạm Y tế đạt chuẩn theo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới). Về nhân lực, toàn ngành có 172 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 14 bác sĩ, 34 y sĩ, 8 dược sĩ trung học. Trung tâm Y tế huyện có các thiết bị y tế tương ứng với bệnh viện hạng III, đáp ứng yêu cầu khám-chữa bệnh cho nhân dân.

Bên cạnh hoạt động khám-chữa bệnh, công tác y tế dự phòng cũng được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Gần 20 năm qua, trên địa bàn huyện Chư Pah chưa có dịch xảy ra. Tỷ lệ tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 1 tuổi bình quân hàng năm đạt 95% trở lên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trung bình giảm 0,41% mỗi năm. Các dự án thuộc chương trình mục tiêu phòng-chống dịch bệnh, chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng-chống HIV/AIDS, dân số-kế hoạch hóa gia đình luôn đạt kết quả cao.

 

Mục tiêu của ngành Y tế huyện Chư Pah giai đoạn 2016-2020 là: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra, không để dịch lớn xảy ra, hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV/AIDS. Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người. Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đảm bảo công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện trên 90%. Tỷ lệ xã có bác sĩ là 100%.

Ông Rơ Châm Thảo (làng Tuyết, xã Đak Tơ Ve) cho biết: “Tôi bị sốt nhiều ngày, ở nhà uống thuốc mãi không khỏi, nhập viện 2 ngày được các bác sĩ ở đây điều trị, giờ thấy đỡ và khỏe lên nhiều”. Cử nhân Trần Văn Tiến-quyền Trưởng khoa Cận lâm sàng, Siêu âm cho biết: “Ngoài trang-thiết bị chuyên dùng, Trung tâm đã được trang bị một số thiết bị y tế kỹ thuật cao như: máy nội soi tiêu hóa, các thiết bị xét nghiệm, chụp X quang, máy siêu âm, máy huyết học... Trung tâm có 50 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt trên 100%.

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Kim Tuyến-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, cho biết: Mục tiêu của ngành Y tế Chư Pah trong thời gian tới là tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ khám-chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ khám-chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; củng cố mạng lưới y tế cả về vật chất, trang-thiết bị và đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển hệ thống y tế huyện theo hướng tăng cường công tác xã hội hóa, trong đó y tế công lập đóng vai trò chủ đạo, đủ khả năng giải quyết về cơ bản nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân và tăng cường chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến xã phối hợp thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đạt kết quả cao. Đồng thời, hàng năm tập trung khống chế bệnh dịch truyền nhiễm, hạn chế tử vong các loại dịch bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, cúm A...

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.