Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để đến năm 2018, cả nước đạt chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) trên 90%, thì việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT là vô cùng quan trọng.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến nay, trên cả nước có khoảng 70,8 triệu người tham gia BHYT, tăng 0,83 triệu người so với năm 2015.

 

Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh để thu hút người dân tham gia BHYT.
Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh để thu hút người dân tham gia BHYT.

Tuy nhiên theo ông Đỗ Ngọc Thọ-Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc trong phát triển đối tượng tham gia BHYT, như việc huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho người dân tham gia BHYT, trước mắt là hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại của các đối tượng thuộc hộ cận nghèo tại một số tỉnh, thành phố còn hạn chế (còn 10 tỉnh chưa hỗ trợ, 12 tỉnh hỗ trợ từ 10-20%); hầu hết các địa phương chưa hỗ trợ được hộ nông-lâm-ngư-diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên thuộc các hộ gia đình đông con khó khăn về kinh tế…

Bên cạnh đó, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn chậm và chưa bảo đảm sự công bằng giữa những người bệnh có thẻ BHYT và người chưa tham gia BHYT, chưa tạo được động lực khuyến khích người dân tham gia BHYT. Đồng thời, chưa có giải pháp phù hợp để bảo đảm quyền lợi được tham gia BHYT cho các đối tượng sinh sống ở các vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc diện vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT vẫn còn khá phổ biến ở một số doanh nghiệp có đông người lao động, không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu của BHYT mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Ông Phạm Lương Sơn-Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết để đẩy nhanh công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT nhằm đạt được chỉ tiêu mới mà Chính phủ giao thì trước tiên phải duy trì và phát triển bền vững các nhóm đối tượng đã và đang tham gia BHYT, đồng thời triển khai với các nhóm đối tượng còn lại.

Ở góc độ chính sách, ngành BHXH sẽ đề nghị Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn, với điều kiện kinh tế-xã hội từng giai đoạn, từng địa phương.

Để thuận lợi và tạo điều kiện tối đa cho người tham gia BHYT, sẽ mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT, có thể  huy động các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức khác, các cơ sở y tế từ tuyến xã trở lên, các điểm, trạm bưu điện… tham gia vào mạng lưới đại lý BHYT, bảo đảm cho người dân có thể mua BHYT tại bất kỳ đại lý thu BHYT nào trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật BHYT.

Đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ cho phép các thành viên trong một hộ gia đình được tham gia BHYT tại các thời điểm khác nhau trong năm tài chính và vẫn được giảm trừ mức đóng theo quy định của Luật BHYT.

Song song với các giải pháp trên, ngành y tế phải xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể điều chỉnh giá dịch vụ y tế, bảo đảm sự công bằng giữa các đối tượng có và không có BHYT, đồng thời, đẩy mạnh nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế, cải cách thủ tục khám, chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ để thu hút người dân tích cực hơn nữa trong việc tham gia BHYT.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh tỉ lệ bao phủ BHYT toàn dân.

Cụ thể phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để sớm ban hành bổ sung cơ chế, chính sách tham gia BHYT đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; xem xét, đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho hộ cận nghèo, hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên và nhóm đối tượng tham gia theo hộ gia đình từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho y tế hằng năm theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên, bảo đảm đến năm 2017 có 100% đối tượng này tham gia BHYT; cùng với các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ xã tới huyện, tỉnh đối với công tác BHYT.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.