"Mật ngữ" bên trong các hội nhóm mua bán rùa quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều loại rùa quý hiếm nằm trong danh mục nguy cấp được rao bán trong các hội nhóm kín trên mạng xã hội với giá từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng.

Những quy tắc ngầm

Chỉ cần tìm kiếm cụm từ “hội rùa” trên mạng xã hội Facebook, hàng chục nhóm kín sẽ hiển ra với đủ loại tên gọi như “Hội yêu rùa miền Bắc”, “Hội Rùa Việt Nam”, “Cộng Đồng Rùa Nước Việt Nam”,… Tất cả đều sở hữu đến hàng chục ngàn thành viên hoạt động tích cực mỗi ngày.

Theo tìm hiểu PV, những hội nhóm này tồn tại không chỉ với mục đích chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm nuôi rùa mà còn trở thành "chợ" mua bán trá hình.

Từ những loại phổ biến như rùa cạn, rùa tai đỏ, rùa common, rùa nước ninja,… cho đến một số loại rùa nguy cấp, quý hiếm như rùa núi vàng, rùa sa nhân, rùa núi viền,… đều được rao bán tại đây.


 

 Rùa núi vàng và nhiều loại rùa quý hiếm khác được rao bán trên mạng xã hội Ảnh: Chụp màn hình.
Rùa núi vàng và nhiều loại rùa quý hiếm khác được rao bán trên mạng xã hội Ảnh: Chụp màn hình.


Chỉ cần bỏ ra số tiền từ vài trăm nghìn hay thậm chí rủng rỉnh hơn là vài triệu đồng, người mua có thể dễ dàng sở hữu ngay một con rùa ưa thích, kể cả những loại nằm trong danh mục quý hiếm, nguy cấp.

Có đa dạng giống loài và mức giá cho bất cứ ai có nhu cầu tìm mua. Trong đó, các giống rùa nước được nhiều người săn đón vì mức giá rẻ, dễ nuôi. Như với rùa tai đỏ có giá từ khoảng 50.000 đồng đến 80.000 đồng/con có kích thước từ 5-6cm. Một số loại rùa nước cỡ nhỏ cũng được bán với giá 50.000 đồng/con như rùa cổ sọc, rùa đá,

Còn đối với một số loại rùa quý hiếm thường sẽ có giá cao như rùa núi vàng, giá từ 600.000 - 900.000 đồng/con. Rùa đất lớn có giá từ 400.000 đồng/con cỡ nhỏ. Có những loại rùa cỡ lớn thuộc hàng quý hiếm, mức giá có thể lên tới vài triệu đồng. Mặc dù đắt nhưng những loại rùa này vẫn rất được người mua săn đón với mong muốn chúng có thể sinh sản, đem nuôi rồi bán lại kiếm lời.

Đáng chú ý, trong các hội nhóm kín luôn tồn tại những quy định ngầm, những loại mật ngữ giữa các thành viên. Cụ thể, khi đăng bài tuyệt đối không được sử dụng những từ như "mua", "bán" hay "giá",…

 

 Một bài viết rao bán rùa trên mạng xã hội sử dụng từ “lúa” thay cho “giá tiền“. Ảnh: Chụp màn hình.
Một bài viết rao bán rùa trên mạng xã hội sử dụng từ “lúa” thay cho “giá tiền“. Ảnh: Chụp màn hình.



Thay vào đó, những thành viên sẽ phải thay đổi sang các từ ngữ quy ước khác. Cụ thể, "lúa” để thay cho "giá tiền", "bay” thay cho "bán",... Hoặc phải viết thành các ký tự "m.u.a", "mu@", "b@n", "b.á.n"...

Nếu ai vi phạm, ngay lập tức sẽ bị xóa bài, thậm chí nặng hơn còn bị cho ra khỏi nhóm.

Theo tìm hiểu, sở dĩ các nhóm rùa phải sử dụng quy tắc ngầm là nhằm tránh vi phạm chính sách của Facebook, hạn chế nguy cơ bị xoá nhóm. Chính sách thương mại của mạng xã hội này hiện không cho phép buôn bán động vật, kể cả trong các hội nhóm mua và bán.

Nhiều hệ luỵ nếu không được kiểm soát

Trong vai một người có nhu cầu tìm mua rùa núi vàng, phóng viên đã liên hệ với người bán có nick Facebook T.N (sống tại TP. Hồ Chí Minh) . Người này nhanh chóng cho biết: "Rùa núi vàng có giá khoảng 900.000 đồng/con. Loài này dễ nuôi nhất trong các loại rùa cạn. Bạn nên mua một cặp để chúng sinh sản rồi có thể tự kinh doanh được".

Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc, người bán nhanh chóng khẳng định do nhà nuôi nên không phải lo ngại.


 

Hình ảnh trong video “đập hộp” sau khi mua được rùa núi vàng được đăng tải. Ảnh: Chụp màn hình.
Hình ảnh trong video “đập hộp” sau khi mua được rùa núi vàng được đăng tải. Ảnh: Chụp màn hình.


Theo tìm hiểu PV, việc kiểm chứng nguồn gốc khi mua rùa trên mạng gần như là không thể. Bởi khi có nhu cầu tìm mua, người bán cũng không đưa các giấy tờ hợp pháp cho bạn xem trước. Thậm chí, nhiều trường hợp khi vận chuyển còn phải nguỵ trạng dưới dạng mặt hàng khác như thuốc, thực phẩm chứ không ghi là rùa và không cho khách được kiểm tra hàng.

Ngày 4.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS, nhà sinh học Hà Đình Đức cho biết trong số các loài rùa đang được bán tràn lan trên mạng xã hội có cả những loài động vật xâm hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.


 

PGS.TS Hà Đình Đức.
PGS.TS Hà Đình Đức.


Dẫn ví dụ về rùa tai đỏ, giống rùa được đặc biệt ưa chuộng vì giá thành rẻ, dễ nuôi, ông Đức nói: “Rùa tai đỏ là loài du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Vì rùa tai đỏ có hình dáng nhỏ xinh nên được mọi người mua làm sinh vật cảnh.

Tuy nhiên, loại rùa này khi sinh sản quá nhiều sẽ tràn ra môi trường. Nó sẽ ăn thức ăn của những loài động vật khác. Đây là động vật xâm hại. làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái”.

Theo Trung tâm giáo dục thiên nhiên, rùa tai đỏ nằm trong Danh mục loài ngoại lai xâm hại theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại như rùa tai đỏ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 10 triệu đồng.

Còn các loại như rùa núi vàng, rùa núi viền rùa đất lớn,... nằm trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IIB theo nghị định 06/2019/NĐ-CP.

Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng thuộc nhóm này trái quy định pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, tuỳ theo giá trị.

https://laodong.vn/xa-hoi/mat-ngu-ben-trong-cac-hoi-nhom-mua-ban-rua-quy-hiem-841711.ldo

Theo Long Nguyễn - Chu Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức shark Thủy) là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup - một doanh nghiệp trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm.