Bắt nhóm người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 8-6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thừa Thiên - Huế cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa phá chuyên án, bắt nhóm 11 đối tượng, trong đó 7 người mang quốc tịch Nigeria và 4 người Việt Nam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet.

Đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo đang khai báo hành vi phạm tội
Đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo đang khai báo hành vi phạm tội


Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Ugochukwu Samuel Nnaemeka (tên gọi khác là Richard), tanley Chidiebere Umed, Nnaka Chibuzor Frankline, Chimezie Ebuka Samuel, Chukwugekwe Godwin Ajearo, Ugochukuwu Okechukwu James, Ogo Emeka  Donal, Ngô Hãi Nghi,  Vũ Ái Linh, Đào Đăng Vũ và Phạm Ngọc Duy. Tất cả các đối tượng đều tạm trú tại TPHCM.
 

Các đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo; Ugochukuwu Okechukwu James và Ogo Emeka  Donal
Các đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo; Ugochukuwu Okechukwu James và Ogo Emeka Donal


Theo hồ sơ điều tra từ cơ quan công an, khoảng cuối tháng 4-2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế nhận được đơn trình báo của bà C.T.N.H (TP Huế) về việc bị một đối tượng người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt số tiền 3,9 tỷ đồng. Từ thông tin do bà N.H cung cấp, đơn vị đã lần theo dấu vết dòng tiền tại các ngân hàng, phát hiện số tiền 3,9 tỷ đồng của bà N.H được chuyển vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, mọi hoạt động rút tiền đều thực hiện tại các cây ATM trên khắp địa bàn TPHCM...

Sau hơn 15 ngày điều tra, nắm địa bàn, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, tổ công tác đã phát hiện và truy tìm được các đối tượng có liên quan đến việc lừa đảo tiền của bà C.T.N.H là: Ugochukwu Samuel Nnaemeka, Stanley Chidiebere Umed, Nnaka Chibuzor Frankline, Ngô Hãi Nghi, Vũ Ái Linh.


 

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Đào Đăng Vũ
Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Đào Đăng Vũ



Tại cơ quan Công an, đối tượng Ngô Hãi Nghi khai nhận: “Tôi được phân công dùng CMND giả để mở tài khoản và giao lại cho Ugochukwu Samuel Nnaemeka quản lý. Sau khi Ugochukwu Samuel Nnaemeka nhận được thông tin chuyển tiền từ các vụ lừa đảo sẽ chỉ đạo tôi, Stanley Chidiebere Umed, Nnaka Chibuzor Frankline và Vũ Ái Linh đi rút và được trả công từ 2 đến 10% trên tổng số tiền rút được. Số tiền chúng tôi được giao rút từ một nạn nhân ở Huế là 470 triệu đồng...”.

Từ lời khai của nhóm 5 đối tượng cùng với tài liệu, chứng cứ thu được, Ban chuyên án xác định và bắt giữ thêm một mắt xích quan trọng trong đường dây này là đối tượng Phạm Ngọc Duy. Đối tượng này chịu trách nhiệm tìm mua các tài khoản ngân hàng rồi bán cho nhóm đối tượng người nước ngoài với giá từ 7-8 triệu đồng.

Đồng thời, các đối tượng người nước ngoài này cũng giao lại tài khoản cho Duy để Duy rút tiền cho chúng, mỗi lần Duy rút tiền sẽ được hưởng 2% trên tổng số tiền rút. Từ thông tin do Phạm Ngọc Duy cung cấp, cơ quan chức năng xác minh và tạm giữ thêm 3 đối tượng người Nigeria gồm Chukwugekwe Godwin Ajearo Ugochukuwu Okechukwu James  và Ogo Emeka  Donal.

Các đối tượng này không liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của bà C.T.N.H nhưng lại liên quan đến nhiều vụ án lừa đảo ở các tỉnh, thành phố khác như Thanh Hóa, Nghệ An, TPHCM, Tuyên Quang, Quảng Nam.


 

Sim rác phục vụ các đối tượng gây án
Sim rác phục vụ các đối tượng gây án



Qua kết quả điều tra, có thể xác định đây là một tổ chức tội phạm quốc tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất quy mô, xuyên quốc gia, có tổ chức cấu kết chặt chẽ với đối tượng trong và ngoài nước.

Đối tượng cầm đầu đường dây này là Dalaxy Dave (người Nigieria, hiện ở Campuchia) điều hành mọi hoạt động trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Daxaly trực tiếp sử dụng Facebook, Zalo, Whatsapp… kết bạn với các bị hại người Việt Nam, trò chuyện, làm quen, tạo lòng tin với bị hại, dùng các thủ đoạn như giả danh quân nhân Mỹ gửi tặng quà có giá trị lớn về Việt Nam, rủ đầu tư, góp vốn kinh doanh tại nước ngoài.

Dalaxy còn chỉ đạo các đối tượng tại Việt Nam hack các tài khoản Facebook, liên hệ mua hàng online rồi gửi các đường link yêu cầu người bán hàng cung cấp mã OTP từ đó lấy trộm tiền trong tải khoản. Chúng còn giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án…. gọi điện cho nhiều nạn nhân đe dọa khiến nhiều người lo sợ phải nộp tiền vào các tài khoản ngân hàng đối tượng cung cấp.

Khi bị hại đã "dính câu" thì Dalaxy gửi số tài khoản ngân hàng để người bị hại chuyển vào đó. Sau khi số tiền được chuyển vào tài khoản, Dalaxy chỉ đạo các nhóm đối tượng rút tiền.



 

 Thẻ ATM dùng để rút tiền
Thẻ ATM dùng để rút tiền



Bằng thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, chỉ trong thời gian ngắn, nhóm này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước.

Lực lượng công an đã phát hiện, thu giữ tại nhà của các đối tượng nhiều tang vật liên quan đến hoạt động phạm tội gồm: 71 tài khoản ngân hàng, hơn 53 CMND giả cùng nhiều điện thoại di động và xe máy, tài khoản Facebook phục vụ cho việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


 

 Chứng minh nhân dân giả
Chứng minh nhân dân giả
Điện thoại di động dùng cho việc liên lạc, lừa đảo
Điện thoại di động dùng cho việc liên lạc, lừa đảo



Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, mở rộng vụ án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

Theo VĂN THẮNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức shark Thủy) là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup - một doanh nghiệp trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm.