Đèo Mang Yang nguy cơ sạt lở do đào gỗ huỳnh đàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù Báo Gia Lai đã có nhiều tin, bài phản ánh về việc người dân xã Hra liên tục kéo lên tiểu khu 603 và 605 để đào bới rừng phòng hộ tìm gỗ huỳnh đàn, các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức xua đuổi, nhưng dường như không mấy chuyển biến theo hướng tích cực...
Đất sạt xuống vì đào huỳnh đàn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Đất sạt xuống vì đào huỳnh đàn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Tuy nhiên, xem ra chỉ xua đuổi được người chuẩn bị vào rừng còn người đã ở trên rừng thì cơ quan chức năng đành bó tay và rừng phòng hộ đang bị cày xới, nguy cơ có thể sạt lở đất xuống đèo Mang Yang đang hiện hữu.
Đúng 8 giờ sáng ngày 17-10, chúng tôi có mặt tại đỉnh đèo Mang Yang, lúc này từng đoàn người đã mang theo đầy đủ dụng cụ cuốc, xẻng, dao lên rừng. Có lẽ đã rút kinh nghiệm từ trước đó khi hơn 50 xe máy bị cơ quan chức năng huyện Đak Pơ tạm giữ, lần này những người dân đã gửi xe trên địa phận Mang Yang.
Lũ lượt lên rừng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Tập trung ở đường lánh nạn tại Đèo Mang Yang. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trong gần 1 giờ đồng hồ đứng quan sát, chúng tôi nhẩm tính có gần 500 người đã lên rừng đào bới tìm gỗ huỳnh đàn. Khi phát hiện có rất nhiều người lên rừng tìm huỳnh đàn, phóng viên Báo Gia Lai đã điện báo cho ông Bùi Bá Sơn- Chủ tịch UBND huyện và Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện huyện Đak Pơ. Khoảng 30 phút sau, kiểm lâm và công an huyện có mặt. Lúc này nhiều người đã lên rừng, số ít còn lại đang đứng trên đường lánh nạn. Cơ quan chức năng đã yêu cầu người dân ra khỏi rừng, còn những người đã lên rừng thì người của các cơ quan chức năng chỉ biết... đứng nhìn và lắc đầu.
Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức shark Thủy) là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup - một doanh nghiệp trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm.