Cần cơ chế tài chính mới bảo tồn động vật quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Liên hợp quốc đã nhấn mạnh nhu cầu phát triển một cơ chế tài chính mới để ngăn chặn nạn săn bắn trộm các động vật quý hiếm như voi và tê giác cũng như buôn bán bất hợp pháp ngà voi và sừng tê giác.
Ngày 16-8, tại diễn đàn Ủy ban thường trực của Công ước Liên hợp quốc về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) ở Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Thư ký CITES, John Scanlon, kêu gọi 300 đại diện của 175 chính phủ thành viên CITES và các chuyên gia xã hội dân sự quốc tế thảo luận các biện pháp tăng cường bảo tồn các động thực vật quý hiếm và phát triển cơ chế tài chính hiệu quả.Ông Scanlon nhấn mạnh các giải pháp tài chính đổi mới phải đáp ứng nhu cầu bảo tồn ngày càng lớn và phức tạp do nạn sắn bắn trộm, buôn bán ngà voi và sừng tê giác ngày càng tăng và diễn biến khó lường trên thế giới.Dân số toàn cầu 7 tỷ người, tiêu dùng đa dạng sinh học hàng ngày dưới dạng dược phẩm, lương thực, quần áo, đồ đạc, mỹ phẩm và các hàng xa xỉ... đặt ra nhu cầu cấp thiết xây dựng một CITES thực sự vững mạnh.Tăng cường hợp tác với các tổ chức khác cũng như thực hiện các sáng kiến sáng tạo có tầm quan trọng thiết yếu để thu hẹp khoảng cách tài chính giữa chi phí thực hiện các quy chế CITES hiệu quả với các nguồn lực được phân phối và các dịch vụ đang được cung cấp.Hội nghị Ủy ban thường trực CITES tập trung phát triển cơ chế tài chính mới, các biện pháp bảo tồn voi và giảm nạn săn bắn trộm tê giác, hổ và các loại động vật khác cũng như buôn bán bất hợp pháp các loại gỗ quý.Năm 2010 là năm có số voi bị săn bắt trộm cao nhất kể từ năm 2002 với điểm nóng là Trung Phi do tình trạng nghèo khổ, quản lý nhà nước kém ở nước này cũng như nhu cầu tiêu dùng ngà voi lớn ở Trung Quốc. CITES nghiên cứu các biện pháp siết chặt kiểm soát buôn bán ngà voi trong các đường dây buôn bán bất hợp pháp ở các nước chủ chốt ở châu Á và châu Phi đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này ở các thị trường châu Á.Theo số liệu của Chính phủ Nam Phi, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay đã có 174 tê giác đã bị săn bắn trộm. Số vụ săn bắn bất hợp pháp tê giác cũng tăng đột biến từ 13 vụ năm 2007 lên 330 vụ năm 2010.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Hòa giải ở cơ sở góp phần đảm bảo an ninh trật tự

Hòa giải ở cơ sở góp phần đảm bảo an ninh trật tự

(GLO)- Thời gian qua, công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả, kịp thời hóa giải nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng, từ đó góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.