Chuyện trong tuần: Xin đừng chọc giận mẹ thiên nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La) là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất mấy ngày qua, khi người dân nơi đây vừa trải qua những mất mát thương đau do một trận lũ quét được cho là chưa từng thấy trong mấy mươi năm qua. Chỉ trong phút chốc, dòng lũ dữ đã cuốn phăng hàng chục mạng người và làm hàng chục người khác bị thương, thiệt hại về kinh tế-xã hội lên đến hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng nói, đây lại là một thứ thảm họa đã được báo trước với người dân miền núi.

Tràn ngập trên báo chí, mạng xã hội những ngày qua không chỉ là những con số xót lòng về số người chết, mất tích, về những phận người sau cơn lũ dữ, mà các hình ảnh, clip về sức cuồng phá của cơn lũ do người dân ghi lại cũng đã gây ấn tượng khủng khiếp cho mọi người. Chỉ trong tích tắc, nhà cửa, trường học, cầu cống, đường sá cùng nhiều tài sản chắt chiu tích góp bao năm đã bị vùi theo bùn đất trôi đi.

 

Trong cơn tuyệt vọng, người dân chỉ biết than trời trách đất không thương con người. Mặc dù họ biết thừa là có trách cũng chẳng ai nghe!

Thế nhưng chính quyền và ngành chức năng thì không thể kêu than, lại càng không thể đổ lỗi cho ông trời là xong trách nhiệm. Bởi ai chả biết, ở các tỉnh miền núi, sau mưa lớn sẽ là lũ ống, lũ quét. Người dân bao đời nay đã quen với sự thất thường của thiên nhiên và họ vẫn chung sống bình thường. Thế nhưng mấy năm gần đây, sự bình thường ấy đã trở nên bất thường. Thiên nhiên ngày càng hung hãn, mức độ thiệt hại mà nó gây ra cho cuộc sống con người cũng ngày càng tàn khốc hơn.  

Lũ ống, lũ quét thường có quy mô không lớn nhưng lại gây sạt lở núi, để lại thiệt hại khó lường. Với các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở những vùng có độ dốc lớn, sông suối hẹp, người dân thường bám theo các con suối để sinh sống thì hậu quả do lũ quét gây ra càng nghiêm trọng hơn. Sau trận lũ quét vào tháng 8-2008 (xóa sổ một ngôi làng ở thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) làm 19 người thiệt mạng thì có lẽ trận lũ quét ở Mường La và Mù Cang Chải lần này sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người.  

Và có lẽ không riêng gì miền núi phía Bắc, mà ở miền Trung, Tây Nguyên, lũ ống, lũ quét cũng là nỗi lo canh cánh của bao người. Một khi rừng-lá chắn sống của thiên nhiên bị con người rút ruột thì những cơn cuồng nộ của đất trời giáng xuống đầu dân là hậu quả nhãn tiền. Gọi đó là thiên tai cũng đúng, mà gọi là nhân tai cũng chẳng sai!

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm ngoái cho biết: Cả nước hiện có hơn 14.377.680 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên hơn 10.242.140 ha, rừng trồng hơn 4.135.500 ha. Nhưng rõ ràng ai cũng biết rất rõ là diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm. Trong khi đó, diện tích rừng trồng chắc chắn không thể tăng tương ứng, cả về diện tích lẫn chất lượng che phủ.

Người dân phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc thì phá rừng bán gỗ. Hàng trăm thủy điện lớn nhỏ dù đóng góp tới 30% lượng điện quốc gia, nhưng hệ lụy mà nó gieo rắc cho người dân vùng hạ lưu cũng vô cùng lớn. Bởi để có 1 MW điện là hơn 16 ha rừng bị tàn phá. Mà có ai dám chắc các chủ dự án thủy điện đã trồng trả lại đủ diện tích rừng đã bị phá như cam kết. Câu chuyện rừng tự nhiên bị mất dần đã được đề cập trên nhiều diễn đàn, từ những hội thảo chuyên ngành cho đến nghị trường Quốc hội, với một cách nói có phần chua chát là “chúng ta đã cơ bản phá xong rừng!”.

Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan. Biến đổi khí hậu cùng với những tác động xấu do con người gây ra với thiên nhiên, môi trường khiến lũ quét, sạt lở đất ở nước ta ngày càng gia tăng và khó dự báo. Để bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, giải pháp hiệu quả nhất vẫn là chủ động phòng ngừa, đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Cần kết hợp hài hòa việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; xây hồ điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét; khai thông các đường thoát lũ với việc điều tra, lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét; quy hoạch bố trí dân cư hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, làm cơ sở xây dựng chương trình tổng thể phòng tránh lũ quét, sạt lở đất một cách đồng bộ, khả thi và hiệu quả. Song, vấn đề quan trọng nhất là phải tạo được ý thức cảnh giác, chủ động phòng-chống thiên tai của mọi người, nhất là nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Lũ quét, sạt lở đất không còn là lời cảnh báo nữa mà là sự đáp trả đáng sợ của thiên nhiên. Nếu rừng vẫn tiếp tục bị phá để trồng cà phê, hồ tiêu, keo lai… Nếu thủy điện vẫn tiếp tục được xây dựng tùy tiện thì những “quả bom nước” khổng lồ treo trên đầu dân ấy sẽ là mầm họa đối với cuộc sống con người. Những trận lũ lịch sử của năm nay, có ai dám chắc, sang năm sẽ không lập kỷ lục mới!

Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.